Most view posts 2021 and prior

Tập hợp một số bài viết từ cuối năm 2021 và trở về trước:

./.

Posted in Marketing, PositiveReinforcement, Quote, TuLuyen | 1 Comment

Many Times Many Lives 2

Giới thiệu tác giả

Tác giả Nguyên Phong là du học sinh Mỹ từ năm 1968, tốt nghiệp cao học sinh vật học, điện toán. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tập đoàn Boeing tại Mỹ, và là giảng viên giảng dạy nhiều nơi trên thế giới. Đây là một người tài hoa, xuất chúng, thông minh.

Nguyên Phong là bút danh của ông cho bộ sách văn hóa tâm linh được dịch, viết phóng tác từ trải nghiệm tiềm thức và quá trình nghiên cứu khám phá các giá trị tinh thần phương Đông. Các tác phẩm của Nguyên Phong được đông đảo độc giả yêu thích và mến mộ. Một số tác phẩm nổi bật: Hành trình về Phương Đông (được xem là “bản dịch nổi tiếng hơn bản gốc“), Ngọc sáng trong hoa sen, Trở về từ cõi sáng, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa trôi trên sóng nước, Minh Triết trong đời sống, …

(Một số sách dịch bởi Nguyên Phong)

.

Giới thiệu tác phẩm

Muôn kiếp Nhân sinh” là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyên Phong khi bàn về luật nhân quả, tiền kiếp, tâm thức.

Tác phẩm đã kể lại một trong những tiền kiếp luân hồi của nhân vật chính để minh chứng cho luật nhân quả. Bên cạnh đó trong tác phẩm còn đan xen những buổi nói chuyện thảo luận của các nhân vật để làm rõ hơn về luật nhân quả, về sự suy thịnh của các quốc gia, đặc biệt cuối truyện có buổi diễn thuyết của các giáo sư tại trường đại học Mỹ phân tích kĩ càng sự tồn vong của các nền văn minh.

Đây là một cuốn sách cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu và thẩm thấu bởi lượng kiến thức khổng lồ, và những định hướng cần thiết cho những ai muốn tìm tòi đi sâu về luật nhân quả.

.

Muôn Kiếp Nhân Sinh tập 2

tiếp tục là những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi hấp dẫn gắn liền với những kiến giải uyên bác về quá khứ, hiện tại, tương lai của nhân loại và thế giới thông qua góc nhìn của cả khoa học và tâm linh.

Chúng ta là ai, chúng ta đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Làm cách nào để chữa lành thế giới này, hành tinh này trước những biến cố lớn đang và sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Trong tập 2, hành trình thức tỉnh tâm linh của nhân vật Thomas sẽ dẫn dắt người đọc đến với những tầng cõi năng lượng gắn chặt với thế giới hữu hình của con người thông qua sự vận động của nghiệp lực, nhân quả, để giải thích về thứ năng lượng huyền bí luôn biến chuyển trong chu kỳ bất tận của vũ trụ. Không chỉ là trải nghiệm ly kỳ tại tiền kiếp cổ đại ở Assiria, Hy Lạp, độc giả còn được khám phá hành trình của linh hồn đến những tầng cõi – trạm trung chuyển khác nhau, được xâu chuỗi lại bằng cả triết học, tín ngưỡng, lịch sử và khoa học thế giới từ Đông sang Tây, từ cổ đại đến hiện đại. Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, sự sống này cũng vậy, khởi đầu và kết thúc – tuy hai mà một, và chỉ có nhân quả sẽ luôn tuần hoàn vận hành bất tận.

Many Lives, Many Times – tập 2” lý giải rằng vạn vật trên thế giới như cỏ cây, hoa lá, côn trùng, thú vật và con người tuy bề ngoài có vẻ khác biệt nhưng tinh hoa bên trong vẫn là một, đó là sự sống hay năng lượng khởi thủy uyên nguyên. Tinh hoa đó như là “Nước”, còn vạn vật chỉ là “Sóng”. Sóng thì muôn trùng, sóng lớn, sóng nhỏ… nhưng chúng vẫn chỉ là nước. Nếu chân ngã là đại dương thì bản ngã chỉ là nước chứa đựng trong cái chén. Vấn đề là làm sao phá vỡ cái chén để nước trở về với đại dương và đó cũng chính là hành trình của Thomas từ một doanh nhân với niềm tin duy vật hoàn toàn đã từng bước giác ngộ, thức tỉnh để khám phá về luân hồi, nhân quả, chuyển hóa nghiệp quả, chuyển đổi tâm thức và gửi gắm những thông điệp nhân sinh tốt đẹp đến độc giả.

Tác giả Nguyên Phong chia sẻ trong cuốn sách rằng, mọi việc dù lớn hay nhỏ cũng sẽ góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại hoặc trong tương lai, thậm chí đến tận kiếp sau. Đó là những nghiệp báo ở kiếp trước cộng nghiệp với hành vi của chúng ta trong kiếp này để hình thành nên bánh xe nghiệp lực khổng lồ phức tạp nhưng lại không bỏ sót bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào và không bỏ sót bất cứ hành vi hay tư tưởng nào. Bởi lẽ, chúng ta đều là phần tử của một sự sống vĩ đại thuộc về một năng lượng khởi thuỷ, được sắp đặt khéo léo bởi những định luật trong vũ trụ.

Bằng những câu chuyện thú vị, sâu sắc, liên kết với nhau một cách chặt chẽ, “Muôn Kiếp Nhân Sinh tập 2” sẽ đưa độc giả vào cuộc hành trình trên chuyến tàu thời gian từ phố Wall nước Mỹ đến những cuộc chinh phạt của Alexander Đại Đế, bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng, những cõi giới linh hồn, rồi quay ngược lại cuộc sống đời thường mà bất cứ ai cũng thấy có mình ở trong đó. Để cùng suy ngẫm về những giá trị đẹp đẽ của đời sống. Để nắm lấy những thời khắc còn lại của cuộc đời mình và xoay chuyển số phận, nghiệp lực theo chiều hướng tỉnh thức và nhân ái. Và trên hết, đó là cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp trên nền tảng của yêu thương và chữa lành.

“Nếu chúng ta có thể cùng nhau chuyển hoá những tư tưởng thù hận, tham lam, ích kỷ bằng những tư tưởng cao thượng, tốt lành; chuyển hóa các hành động hận thù, giết chóc bằng tình thương yêu rộng lớn thì mọi việc có thể thay đổi” – trích “Muôn Kiếp Nhân Sinh tập 2“.

.

.

.

.

./.

(Source: CungDocSach, TuoiTre, TramDoc)

.

.

.

.

.

.

.

.

* Bonus

Hôm nay ta gieo một nhân xấu xa, chết chóc, hủy diệt thì ngày mai điều mà chúng ta nhận được cũng là điều tương tự đó là sự phản bội, thù ghét, oán hờn. Bởi vậy mỗi chúng ta hãy cố gắng dùng tình yêu thương để cảm hóa và bao dung với với mọi người” – review MKNS của CungDocSach.

Link Fahasa: tập 2 click here (link tập 1) .

Thức tỉnh. Nhân loại. Sứ mệnh. Tương lai thế giới… Bạn đọc sẽ bắt gặp rất nhiều những cụm từ này trong Muôn kiếp nhân sinh tập 2. Với lập luận về quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt của vạn vật, và rằng thế giới đang đến chu kỳ Hoại, theo diễn giải từ cuốn sách, loài người chỉ có thể biến chuyển tương lai bằng cách “đồng thanh tương ứng” thay đổi nghiệp quả từ mỗi cá nhân.

– review MKNS2 của TuoiTre

.

.

.

.

* Bonus 2

Hình từ một ng khác, có liên tưởng tới sách của thiền sư TNH .

.

.

.

./.

Posted in Marketing, PositiveReinforcement, Quote, Reading, TuTamPhong | 1 Comment

YouTube Tips L1

Ngày cuối tuần, tôi có dành một ít thời gian để tìm hiểu, học hỏi thêm về nền tảng podcast/playback. Cụ thể là về YouTube, và một ít gần tương tự (Spotify, Apple Podcasts, Google Podcasts, Castbox.fm, etc…).

Ở góc blog này, tôi xin chia sẻ một số điều đã tìm hiểu được, dần dần qua từng bài viết.

.

.

.

YouTube Tips

.

L1 – Playlist Privacy Settings

.

Khi lưu một video trên youtube – có thể là podcast/audiobook/anime ..v.v.. – vào một danh sách phát (playlist), mặc định các danh sách phát sẽ là “Public” (công khai) cho tài khoản (or channel – kênh) đó.

Khi có nhu cầu ẩn bớt thông tin về danh sách phát, owner của account/channel đó có thể điều chỉnh bằng cách vào phần danh sách phát đó chi tiết, chuyển sang:

+ Private (riêng tư): Làm cho playlist hoàn toàn không visible với bất kỳ ai ngoại trừ owner (bạn). Đây là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang sắp xếp một danh sách cho mục đích sử dụng cá nhân và không muốn những người khác nhìn thấy, thậm chí nếu họ có một liên kết trực tiếp đến playlist đó.

+ Unlisted (không công khai): Sẽ ngăn danh sách phát của owner (bạn) xuất hiện trong tìm kiếm của mọi người cũng như xuất hiện trên kênh YouTube của owner (bạn). Tuy nhiên, nếu bạn muốn cho ai đó một liên kết trực tiếp đến playlist thì họ có thể nhìn thấy tất cả video của bạn. Đây là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn chia sẻ danh sách phát với một ai đó.

.

Khác nhau chính về hiển thị: với “Unlisted” thì sẽ view được nếu biết URL, và vẫn share/đưa được vào các channel hoặc playlist khác (với URL đã biết).

FeatureUnlistedPrivatePublic
Can share URLYesNoYes
Can be added to a channel sectionYesNoYes
Shows up in search, related videos, and recsNoNoYes
Posted on your channelNoNoYes
Shows in Subscriber feedNoNoYes

.

.

.

.

.

.

.

./.

Posted in CriticalThinking, GameTheory, Marketing, Reading | Leave a comment

How To: eSIM

eSIM là gì?

eSIM là một loại SIM nhúng (embedded) điện tử (electronic), xu hướng sẽ thay thế cho SIM nhỏ bằng nhựa chúng ta vẫn thường dùng trên các thiết bị di động hiện tại, cụ thể là “đối trọng” cho Nano-SIM phổ biến hiện nay trên smartphone; và đầy triển vọng trên smartWatch.

eSIM sẽ được hàn vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng đầy đủ như thẻ SIM thông thường. Các nhà cung cấp giờ đã có thể thu hồi số nên ko phụ thuộc vào SIM khung nhựa nhiều nữa.

eSIM có từ các dòng iPhone từ 2018 trở đi, và một số dòng Android cao cấp. (Apple iPhone event đã tạo trend cho eSIM, dù trước đó 2017 Google đã đưa vào smartPhone trước: Google Pixel 2 và Pixel 2 XL).

Lợi ích của eSIM khi trang bị lên điện thoại

Lợi ích đầu tiên là eSIM có chiều dài và chiều rộng rất nhỏ, dưới 5x5mm, nhỏ hơn rất nhiều so với thẻ Nano SIM. Linh kiện điện tử càng nhỏ, càng tinh vi thì thiết bị sẽ càng hiện đại, trang bị nhiều tính năng và nhỏ gọn hơn trước.

Khi trang bị eSIM, các nhà sản xuất có thể bỏ được khe cắm SIM, khay đựng SIM và những linh kiện điện tử kết nối đến SIM. Việc bỏ khe cắm SIM sẽ giúp máy không có khe hở để bụi, nước, tạp chất len lỏi vào bên trong phần cứng của máy.

eSIM sẽ giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng, người dùng có thể chọn nhà mạng và gói cước mình muốn, việc chuyển đổi nhà mạng sẽ được thực hiện thông qua phần mềm 1 cách dễ dàng.

Ở Việt Nam có sử dụng được chức năng eSIM không?

Hiện eSIM có thể được sử dụng trên điện thoại iPhone từ 2018 (các model có hỗ trợ éIM, cụ thể ở phía dưới) với hệ điều hành iOS từ phiên bản 12.1 trở lên.

Chẳng hạn dòng iPhone X (2018): máy iPhone XR, XS, XS Max dành riêng cho thị trường Hong Kong, Trung Quốc sử dụng hai sim vật lý không hỗ trợ eSIM. Vì vậy, người dùng cần xem xét kỹ các thông số kỹ thuật của máy trước khi đăng ký eSIM.

Và hiện tại ở Việt Nam (từ 2019), người dùng đã có thể sử dụng eSim. Viettel và Vinaphone là hai nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ người dùng đổi từ SIM thường lên eSIM để sử dụng, và nhà mạng MobiFone cũng đã cho bạn mua và đổi để có thể sử dụng loại sim này.

Nếu bạn đang sử dụng 3 nhà mạng này bạn có thể tới hệ thống cửa hàng trực tiếp để nhận eSIM đăng ký mới hoặc chuyển từ thẻ SIM thường sang eSIM từ hôm nay.

Cách chuyển đổi từ SIM thường sang eSIM 

Viettel

Cách 1: từ ngày 1/2/2019 Viettel cung cấp eSIM qua hệ thống cửa hàng trực tiếp. Khách hàng có nhu cầu dùng eSIM thì có thể liên hệ đến Điểm giao dịch Viettel gần nhất.

  • Đối với khách hàng mới: Cần có CMND (chứng minh nhân dân). Phí ~ 15.000đ/ sim.
  • Đối với khách hàng thực hiện đổi Sim thường sang eSIM: Cần CMND + Thẻ Sim cũ.
  • Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, nhân viên Viettel sẽ cung cấp cho khách hàng mã QR code chứa thông tin số điện thoại, và kích hoạt thông qua ứng dụng chụp ảnh (hoặc ứng dụng tra mã QR code có sẵn trên máy).

Cách 2: dùng app My Viettel, theo các bước, cuối cùng có mã QR code, scan để nhập thông tin cho eSIM, phí ~ 20.000đ.

Vinaphone

  • Cách 1: Truy cập esim.vinaphone.com.vn , chọn Đăng ký đổi Esim, theo các bước, cuối cùng sẽ có mã QR code, để nhập thông tin cho eSIM. Tạm thời Vina đã ngưng cách này. (và cả cách mã USSD thì Vina cũng đã ngừng)
  • Cách 2: Tại các cửa hàng VinaPhone/VNPT. Gần giống như Viettel ở trên, nhưng không tốn phí nếu đổi sim cũ (vật lý) sang eSIM.

MobiFone

Cách 1: dùng app MyMobiFone nếu đã đúng thông tin đăng ký chính chủ (không cần bổ sung), tạo được mã QR để scan cho eSIM và áp dụng sau 5-10 phút.

Cách 2: ra cửa hàng MobiFone, Thủ tục đổi sim thường sang eSim MobiFone:

  • Giấy tờ cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân + sim đang dùng.
  • Địa điểm đổi sim thường sang eSim của MobiFone: Tại các cửa hàng giao dịch MobiFone trên toàn quốc.
  • Phí đổi sim thường sang eSim: 25.000đ/sim.
  • Sau khi chuyển đổi thành công nhân viên tại cửa hàng sẽ hỗ trợ bạn quét mã QR eSim vào thiết bị để sử dụng.

Những điện thoại nào có thể sử dụng eSIM

Hiện tại, eSIM chỉ có thể hỗ trợ trên các thiết bị sau:

  • iPhone 2018 trở đi, với iOS 12.1 trở lên. Cụ thể là: 2018 iPhone X (XS, XR, XS/XR Max), 2019 iPhone 11 (11 Pro, 11 Pro Max), 2020 iPhone 12 (12 Pro, 12 Pro Max, 12 mini), iPhoneSE, 2021 iPhone 13 (13 Pro, 13 Pro Max), … .
  • (Android) Google Pixel 2 trở lên. Cụ thể là: Pixel 2 (2 XL), Pixel 3 (3 XL, 3a, 3a XL), Pixel 4 (4 XL), Pixel 5, Pixel 6, … .
  • (Android) Samsung: Galaxy S20, Note 20, Galaxy S21, Galaxy Z Fold, Galaxy Z Flip.
  • (Android) Misc/PRC: Sony Xperia 10 trở lên, Oppo Find X3 trở lên, Huawei P40 4G, , … .
  • Tương ứng iPad và AppleWatch từ 2018 (Series 3 LTE trở lên) cũng hỗ trợ eSIM, và 1 ít smart watch cạnh tranh AppleWatch (Samsung, Huawei, Xiaomi, …) . Tương lai có thể mở rộng cho internet vạn vật (IoT).

.

.

.

Cách cài đặt và sử dụng eSIM trên điện thoại

Nên dùng khi đang mở Internet kết nối Wifi, hoặc ít nhất 1 SIM có data 4G/3G . Ngoài ra lưu ý khi đã thêm vô eSIM 1 mã QR thì nó sẽ ghi nhớ thông tin IMEI, sau đó chỉ xài lại đc mã QR đó cho IMEI đó (nói cách khác, đt khác sẽ ko quét đc QR Code đó, trừ khi sinh ra QR Code mới).

+ Đối với iPhone

Bước 1: Vào Cài đặt > Vào mục Di động. (Settings -> Cellular)

Vào Cài đặt > Vào mục Di động.

Vào Cài đặt > Vào mục Di động.

Bước 2: Chọn Thêm gói cước di động > Tiến hành Quét mã QR code đã được nhận từ cửa hàng. (Add Cellular Plan -> QR Code scan)

Quét mã QR code

Quét mã QR code

Bước 3: Chọn Thêm gói cước di động > Chọn Nhãn cho gói cước di động > Bấm Tiếp tục. (Add Cellular Plan -> Cellular Plan Label -> Continue)
thường là “Chính” (Primary) và “Phụ” (Secondary). Ngoài ra còn có 1 số label khác: Business (Doanh Nghiệp), Personal (Cá Nhân), Travel (Du Lịch), Cellular Data (Dữ Liệu Di Động) – có thể chọn miễn là phân biệt được (khác với “SIM1“, “SIM2” label thường thấy trên Android).

Chọn nhãn cho gói cước di động

Chọn nhãn cho gói cước di động

Bước 4: Tắt nguồn iPhone và khởi động lại thiết bị của bạn để cập nhật eSIM trên thiết bị. (nhấn giữ Home + Power ít nhất 4 giây)

+ Đối với điện thoại Android

Hướng dẫn mẫu trên điện thoại Samsung Galaxy S20 Ultra. Các thiết bị của các nhà sản xuất khác có thể có sự khác biệt.

Hướng dẫn nhanh: Bạn truy cập vào mục. Cài đặt > Nhấn. Kết nối > Chọn. Quản lý SIM > Ở mục eSIM, nhấn chọn. Thêm gói di động > Nhấn Thêm bằng mã QR và quét mã QR chuẩn bị trước đó > Nhấn Thêm > Màn hình hiển thị thông báo Bật gói cước mới, nhấn OK.

Chi tiết bạn có thể xem video trên YouTube.

.

.

.

Một số hình ảnh minh họa eSIM trên iPhone

+ eSIM Vina (Secondary), SIM Vina (Primary)

.

+ eSIM Mobi (Secondary), SIM Mobi (Primary)

.

+ eSIM Mobi (Secondary), SIM Vina (Primary)

.

+ chỉnh SIM gọi mặc định: Cài đặt (Settings) – Di động (Cellular) – chọn Đường dây thoại mặc định (Default Voice Line)

Cũng có thể chỉnh SIM trước khi gọi (sẽ nhớ luôn cho contact đó): chọn Nhãn (Label) “Chính“/”Phụ” , rồi đổi.

.

+ Tương tự, tin nhắn iMessage sẽ nhớ luôn conversation theo 1 SIM , để chuyển thì bấm chọn Nhãn (Label) và đổi

.

+ Dữ liệu di động (Cellular Data) 4G/3G: mặc định sẽ lấy cái “Chính” (Primary). Để thay đổi, vào Cài đặt (Settings) – Di động (Cellular) – Dữ liệu di động (Cellular Data)

.

.

.

./.
(Source: QuanTriMang, TinhTe, DienMayXanh)

.

.

.

.


.

./.

Posted in Coding, Skill, Marketing, GameTheory | 1 Comment

Elsa Live Show

Horse Fun

Some fun pictures, animation images & videos.

Đa số hình ảnh thì góc chụp là từ trên nhìn xuống.

Hình động và video clip thì ở các địa điểm khác nhau, ngẫu hứng, không theo thứ tự thời gian.

.

Minh Anh – 24m – uống sữa.

.

.

Minh Anh – 28m – uống sữa.

.

.

.

Minh Anh – 29m – uống sữa.

.

.

.

.

Minh Anh – 31m – hát CNTN.

.

.

.

.

.

Minh Anh – 32m – hát CYB.

.

.

.

.

.

.

Minh Anh – 36m – đọc thơ OMT.

.

.

.

.

.

.

.

Minh Anh – 27m – giấy khen.

.

.

.

.

.

.

.

.

Minh Anh – 37m – uống sữa.

.

.

.

.

./.

Posted in Feeling, Marketing, PositiveReinforcement, TuLuyen, TuTamPhong | Leave a comment

Months of Elsa

Tháng 9, là dịp mình hay publish nhiều về con gái, một “niềm tự hào” nho nhỏ . Năm nay hơi loay hoay một số lý do nên trễ 1 chút sang tháng 10. Sẽ cố update thường xuyên hơn trong tháng này.
Ai có nghĩ là “cuồng con“, hay mang tính chất cá nhân gì đó, không sao cả.

.

.

.

Từ trên cao nhìn xuống

.

.

.

.

Gấu và Thỏ

.

.

.

.

.

Sa làm tóc cho ba

.

.

.

.

.

.

Sa chăm em bé

.

.

.

.

.

.

.

./.

Posted in CriticalThinking, Feeling, PositiveReinforcement, TuTamPhong | Leave a comment

WFH Quality Quantity

Work From Home – dịch sát là “làm việc từ nhà” , có nghĩa là 1 dạng làm từ xa (remote work), hay còn gọi là tele-commuting (động từ: tele-commute). Khác với “work at home” là làm việc ở “nhà” nói chung – không nhất thiết liên quan tới employment – có thể misc như trang trí phòng, sửa chữa gia dụng, sáng tác, etc… Ngoài ra, tôi ít dùng từ “Làm Ở Nhà” vì viết tắt hơi nhạy cảm .

Trước đây đa số dùng remote work là các bạn freelancers; ở các nước phát triển thì theo tôi biết ngành IT/ICT cũng có kha khá công ty cho phép WFH 1-3 ngày mỗi tuần; còn ở VN thì ít hơn (vẫn có 1 số công ty áp dụng linh hoạt WFH).

Tuy vậy từ khi COVID-19 bắt đầu, các quãng thời gian giãn cách xã hội và cách ly/phong tỏa khu vực đã làm WFH trở nên phổ biến hơn. Cũng như thúc đẩy số hóa, chuyển đổi số các lưu trữ và quy trình.

.

Đây là bài viết tôi tính gộp một số tips về WFH để đảm bảo hiệu quả và hỗ trợ thăng tiến, đã tham khảo qua một số bài viết và ít hội thảo, thảo luận trực tuyến. Ban đầu tôi tìm các tips này vì có cảm giác mình WFH hay bị kéo dài thời gian hơn dự kiến, tổng kết quả có vẻ ít năng suất hơn (đại khái, tự đánh giá kết quả mỗi ngày không giảm nhưng thời gian thêm 0.5-1.5 h mỗi ngày).

Ở post này, giờ chia sẻ lại, thì tôi sẽ chỉ chủ yếu tóm tắt bài viết của 1 bạn designer, mà tôi cảm thấy dễ tiếp thu – dù thông thường rất khó khi mô tả rationale/why – từng ý được giải thích nhẹ nhàng mà thuyết phục . Nhân tiện nói thêm 1 chút về tác giả bài gốc, bạn này có nhiều kinh nghiệm thực tế ( >= 5 năm làm từ xa ), và theo tôi được biết thì có viết nhiều bài đăng trực tuyến, cũng như có những thông tin khác về him, mà tôi cảm thấy đáng nể.
Ngoài ra, cũng có thấy một ít WFH tips khác (Atlassian, GitLab, …) nhưng ở đây tôi sẽ chưa chia sẻ, vì cảm thấy khó sắp xếp cho phù hợp trong giới hạn bài này – có thể sẽ ở vài post sau – và bản thân mình thử try chút đã xem có applied thực sự được không, và có thể môi trường nước ngoài có thể những điểm khác biệt hơi khó trực quan (intuitive) với một số độc giả Việt Nam.

.

(tác giả: H. N.)

Làm sao để đảm bảo cả chất và lượng khi làm việc từ xa?

Lợi ích khi làm từ xa

Thời gian và địa điểm như ý

Dễ cân bằng cá nhân và công việc

.

Bất lợi khi làm từ xa

Khó phối hợp và gắn kết

Khó quản lý thời gian dẫn đến quá tải và mất hiệu quả

Ảnh hưởng đến sự thăng tiến

.

Để có thể làm từ xa hiệu quả và đảm bảo thăng tiến

Có một thái độ Senior

Thay đổi tư duy

Tận dụng các công cụ hỗ trợ

Hình thành văn hóa khi làm việc từ xa

.

.

./.

(Source: Hoàng writing)

.

.

.

.

.

.

.

.

* Bonus:

Bài viết khác cũng về WFH (~ 1 năm trước, quả quyết hơn 1 chút), chủ yếu về What/How hơn là Why: https://hoang.moe/work-from-home-how-to-keep-your-productivity/

.

Với cá nhân tôi thì thấy nếu sắp xếp được 3 yếu tố sau thì cơ bản WFH đủ xài: góc làm việc riêng (thói quen tập trung, đỡ nhiễu) + đường truyền Internet ổn (băng thông đủ rộng) + handle được hợp lý distraction/interruption (VD: con/pet ).

.

.

.

./.

Posted in CriticalThinking, GameTheory, Quote, Skill | 1 Comment

Learned Optimism Book

Nhân dịp Covid-19 bùng phát tại Đông Nam Á (và VN nói riêng), có nhiều thông tin “lan truyền năng lượng tích cực“, cũng như nhiều góp ý, “phê và tự phê“, … có thể thấy được trên mạng xã hội.

May mắn là tìm được một bài tóm tắt sách (theo original author là “summary” hơn là “review“), những điểm trong bài này đã giúp tôi nhiều về nhìn nhận và suy nghĩ ; nên xin phép chia sẻ lại ở đây.


.

.

.

(tác giả: T. Q. T.)

LEARNED OPTIMISM

Sự Lạc Quan Học Được.

Đôi dòng từ cuốn sách “Learned Optimism” của Tiến Sĩ Martin E.P. Seligman.
Lâu lâu làm tóm tắt sách, thấy có thể có ích nên chia sẻ luôn 😂.

Trong cuộc sống của mỗi người thì luôn có nhiều sự kiện xảy ra (bản thân cái việc không có sự kiện gì xảy ra cũng là một sự kiện đối với người đó – rối não chưa).
Cách chúng ta giải thích về một sự kiện sẽ cho ta biết mình có khuynh hướng lạc quan hay bi quan.

* Người bi quan có khuynh hướng tin rằng những sự kiện xấu sẽ kéo dài, loài xói mòn/suy yếu giá trị hay tất cả mọi việc mà họ đã làm/xây dựng, và là lỗi của chính bản thân họ. Với những sự kiện tốt họ cũng có khuynh hướng nghĩ rằng điều này sẽ qua nhanh thôi, và là do may mắn hay tài năng của người khác chứ không phải của bản thân họ

* Người lạc quan, ngược lại khi gặp trắc trở họ sẽ nghĩ rằng điều đó chỉ là tạm thời, chỉ giới hạn trong chính bản thân sự kiện này, và rằng sự việc xảy ra không phải (chỉ) là do lỗi của họ: ví dụ như do hoàn cảnh – Ơ!


Tại sao lại phải mất công phân biệt ra cách giải thích chủ quan hay bi quan? Sự bi quan có thể ảnh hưởng xấu tới mỗi người trên ít nhất bốn lĩnh vực:

1. Thứ nhất, người bi quan sẽ dễ bị rối loạn chán nản, phiền muộn (depression), nhất là khi người đó hay “nhai đi nhai lại” ý nghĩ bi quan.

2. Thứ hai, người bi quan sẽ đạt được thành tựu ít hơn so với tài năng mà họ có.

3. Thứ ba, sức khỏe của người bi quan – chức năng miễn dịch – có thể không tốt ở mức mà lẽ ra nó phải vậy, và tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn khi người đó già đi.

4. Cuối cùng, cuộc sống của người bi quan cũng không được viên mãn như lẽ ra nó nên thế.

Nói như vậy không có nghĩa là lúc nào ta cũng nên dùng cách giải thích lạc quan hay tỏ ra lạc quan. Nếu chi phí của việc thất bại trong một tình huống nào đó là lớn thì ta không nên dùng suy nghĩ lạc quan mà một chút bi quan lại phù hợp. Ví dụ những người hơi bi quan (mild pessimists) thì phù hợp với các công việc như: kỹ sư thiết kế an toàn, ước lượng giá, thương lượng hợp đồng, tài chính kế toán…

Còn lại thì ta nên áp cách giải thích lạc quan. Nói là “cách” là vì đây là thứ mà mỗi người có thể học và áp dụng, ngay cả đối với những người có khuynh hướng giải thích bi quan.

Vậy ta phải làm gì nếu ý nghĩ bi quan cứ vẫn vơ trong đầu.

Cách 1: Dùng kỹ thuật đánh lạc hướng

* Hướng sự chú ý của ta tới một ý nghĩ hay sự vât khác. Ta có thể quan sát thấy 1 đồ vật nào đó và quan sát tỉ mỉ, ví dụ tờ lịch, cuốn sách, cái cây, con mèo/chó.

* Quyết định là sẽ suy nghĩ về vấn đề đó vào một lúc nào đó khác, có thể lên lịch luôn cho thời điểm để suy nghĩ

* Viết cái suy nghĩ đó ra (trên giấy, máy tính, điện thoại) và sau đó hướng sự chú ý tới cái khác.

Cách 2: Dùng kĩ thuật chất vấn bác bỏ lại cái suy nghĩ/cách giải thích bi quan

* Dùng các bằng chứng dữ liệu để chỉ ra cái cách giải thích/suy nghĩ bi quan là sai.

Đây là điểm khác của cách suy nghĩ lạc quan so với cách “suy nghĩ tích cực” kiểu “mỗi ngày, trong mỗi việc, tôi sẽ làm tốt hơn và tốt hơn” như kiểu động viên của các bạn nhân viên đa cấp.

* Tìm những nguyên nhân khác cho sự kiện/cách giải thích bi quan: tập trung vào những nguyên nhân có thể thay đổi được, cụ thể, và không cá nhân hóa.

Ví dụ như khi thi rớt một môn nào đó thì mình có thể tìm những lý do như: mình chưa có bỏ ra nhiều thời gian đủ để học (có thể thay đổi được), hay kỳ thi này là thật sự khó (cụ thể), hay vi diệu hơn là sư này chấm điểm không công bằng – bleh !(không cá nhân hóa)

* Làm bớt trầm trọng cái suy nghĩ: ngay khi cả các bằng chứng dữ liệu không theo ý mình (vẫn hướng theo cái bị quan) thì coi thử việc đó có thực sự ngụ ý gì không (người ta đẹp hơn mình nhưng không có nghĩa là người ta sẽ giật được người yêu của mình) hay coi khả năng xảy ra của cái suy nghĩ bi quan đó có cao không, cao bao nhiêu (ví dụ lo sợ công việc/dự án của mình bị thất bại: khả năng cao thế nào?)

* Coi thử cái suy nghĩ/cách giải thích bi quan đó có ích lợi gì cho mình không tại thời điểm hiện tại.

Nếu không thì hãy dùng kỹ thuật đánh lạc hướng bên trên.

Ngoài các ý trên, tác giả còn đề cập tới việc ngày nay tại sao xã hội tỷ lệ những người bị “Rối Loạn Chán Nản” – Depression – ngày càng cao (ý gốc là của Mỹ, Phương Tây, mà tui thấy vẫn đúng ở Việt Nam, các nước phương Đông):

* Cái Tôi của mỗi cá nhân thì được bơm phồng lên bởi chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu dùng cá nhân.

* Sự kết nối cộng đồng ngày càng giảm.
Ở đây ám chỉ sự kết nối với đất nước, sự kết nối với địa phương, gia đình, hay thậm chí sự phát triển tâm linh của mỗi cá nhân. Điều này làm mất đi ý nghĩa kết nối bản thân cá nhân vào một cái gì đó to lớn hơn.

.

PS1: tui thì mạn phép góp thêm 1 ý là khi sự kiện gì đó xảy ra, chúng ta không nhất thiết phải đi tìm lý do để giải thích, để đổ lỗi. Hãy để nó như là (let it be).

PS2: tui làm bài test thì ra kết quả là có cái nhìn hơi bi quan.
Tui cũng hiểu đây là do môi trường/cách tôi lớn lên/trưởng thành.
Ví dụ cần phải nhận lãnh trách nhiệm khi có thất bại xảy ra hay phải biết khiêm tốn khi thành công.
Tin vui là tui sẽ áp dụng cách giải thích của tác giả ví dụ như trách nhiệm thất bại vẫn thuộc về tui nhưng lý do thất bại thì là những cái tạm thời, cụ thể, và không phải do cá nhân tôi (hoàn toàn).
Hoặc như khi thành công thì khiêm tốn nhưng cũng phải biết ghi nhận công sức/tài năng của cá nhân mình đã bỏ ra thế nào (dù không cần nói ra 😋).

PS3: trẻ nhỏ thì vẫn có thể có khuynh hướng bi quan và bị rối loạn chán nản nếu như ba mẹ hay cãi cọ trước mặt con cái. Và tệ hơn là cãi nhau/đánh nhau xong thì lại không giải thích được với con vì sao lại làm vậy. Tự dặn lòng!

./.

(Source: FB của Tr. Th.)

.

.

.

.

.

.

.

* Bonus:
Có thấy 2 quyển sách khác, có vẻ gần chủ đề, cùng từ nguồn tác giả bài viết ở trên. Tạm thời chưa tìm thấy review/summary phù hợp, sẽ bổ sung sau, giờ để hình lên đây luôn:

(escaping emotional entrapment – thoát bẫy cảm tính)

.

(grain brain – bánh mì & não bộ)

./.

Posted in CriticalThinking, CupidPolitics, PositiveReinforcement, Wisdom | 1 Comment

Tu Luyen – Thang Nang Luong

Thang Kardashev hay thước Kardashev là phương pháp đo mức phát triển của một nền văn minh, được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà thiên văn học Xô Viết Nikolai Semenovich Kardashev vào năm 1964.



.

.

.

.

.

.

.

.


Loài người đang phát triển đến đâu? Đã thực sự trở thành một nền văn minh tiên tiến trong vũ trụ hay chưa?

Trái đất đang ở đâu trong công cuộc phát triển của vũ trụ?

Chúng ta có thật sự là những sinh vật của một nền văn minh tiên tiến?

Thang Kardashev

Vào năm 1963, nhà thiên văn học người Nga Nikolai S. Kardashev đã đưa ra một cách giả thuyết để trả lời cho những câu hỏi trên. Ông đã tạo ra một thước đo cho văn minh nhân loại, được biết đến với cái tên “Kardashev Scale“. Đây là một phương pháp phân định độ tiên tiến của một nền văn minh dựa vào mức độ năng lượng mà hành tinh đó có thể khai thác.

Kardashev đã từng khẳng định lý thuyết của mình trong một bài báo về phương pháp truyền đạt thông tin của những hành tinh khác trái đất. Đây là một trong những công trình có ảnh hưởng đến giới khoa học bấy giờ, góp phần tạo nên tên tuổi của ông. Ông phát triển lý thuyết của mình từ khả năng (người ngoài hành tinh!?) truyền các tín hiệu vô tuyến qua vũ trụ để trao đổi thông tin. Theo Kardashev, có 3 loại văn minh vũ trụ. Giả thiết này hiện đã được phát triển thêm bởi các nhà khoa học hậu bối, mở rộng không chỉ ở khía cạnh công nghệ truyền tín hiệu, mà còn thêm những yếu tố khác.

Bậc thang thứ nhất

Một nền văn minh loại 1 là nền văn minh có khả năng khai thác toàn bộ năng lượng của hành tinh “Mẹ“, tức là chính hành tinh quê hương. Đều này đồng nghĩa với khả năng sử dụng và điều khiển tất cả năng lượng có sẵn như năng lượng mặt trời và năng lượng sản xuất được như nhiệt, thủy điện, gió…

(công thức Carl Sagan – tính mức độ thang Kardashev)

Đây chính là mức độ mà trái đất chúng ta đang “phấn đấu” lao tới. Nếu thang Kardashev có mức độ… thấp hơn mức độ 1, thì chúng ta đang ở ngưỡng 0.72! 0,72 cho một hành tinh có năng lượng hạt nhân, có smartphone, hệ thống vệ tinh và số lần bay ra vào vũ trụ như cơm bữa?



Thế nào các bạn, loài người vẫn còn xanh quá nhỉ?!


Cấp độ 1: làm chủ thiên nhiên và khai thác toàn bộ năng lượng hành tinh nhà.

Cấp độ 1: làm chủ thiên nhiên và khai thác toàn bộ năng lượng hành tinh nhà.

Nhà vật lý Michio Kaku nghĩ rằng một nền văn minh cấp độ 1 sẽ có khả năng KIỂM SOÁT những động đất, thời tiết, núi lửa. Thậm chí dân số sống trong những thành phố dưới đáy biển sẽ còn đông hơn trên mặt đất. Theo giả thiết này thì con số 0.72 mà chúng ta đang đứng còn… xa xôi nữa. Theo tính toán của Kaku, khoảng cách để trái đất có thể đạt đến mức độ 1 sẽ “chỉ” là 100-200 năm nữa.

Bậc thang thứ hai trong văn minh vũ trụ

Điều gì đứng đợi sau cấp độ 1? Một khi sử dụng những nguồn năng lượng trên trái đất (và điều khiển hoàn toàn thiên nhiên) thành công, năng lượng từ những hành tinh bạn sẽ là đích đến của một nền văn minh cấp độ 2. Tấm bằng chứng nhận cấp độ 2 sẽ được trao khi hành tinh cấp độ 1 “hút trọn” năng lượng của một ngôi sao xấu số nào đó để nuôi thân.

Cấu trúc Dyson Sphere

Đây chính là thứ vũ khí tối thượng để “hút trọn” năng lượng của một ngôi sao. Dyson Sphere là một siêu vũ trụ được xây dựng bao quanh một ngôi sao, ngày ngày chiếm đoạt năng lượng của nó, sau đó số chiến lợi phẩm này ngược về để nuôi hành tinh mẹ.

Cấu trúc khổng lồ này được xây dựng trên một công nghệ siêu hiện đại, bao phủ một diện tích lớn hơn 600 triệu lần so với diện tích bề mặt trái đất, đây là ý tưởng của nhà vật lý học và nhà toán học Freeman Dyson vào năm 1960. Tất nhiên, Dyson Sphere sẽ để lại những ngôi sao “chết“, tức những ngôi sao hết năng lượng, viễn cảnh này đã được tiên đoán trước trong bộ phim ăn khách Star Wars.

Vậy trái đất còn cách kỉ nguyên của cấu trúc Dyson Sphere bao xa? Câu trả lời (dữ liệu dự đoán) là khoảng 1000-2000 năm.


Minh họa một cấu trúc Dyson Sphere

Minh họa một cấu trúc Dyson Sphere

Bậc thang thứ ba

Một nền văn minh loại 3 lại là một trật tự tiến hóa khác. Khoảng cách từ cấp độ 2 đến cấp độ 3 có thể lên tới con số ​​100.000 năm hoặc thậm chí là lâu hơn nữa. Các hành tinh cấp độ 3 được Kardashev nhìn nhận như “một nền văn minh sở hữu năng lượng của một hệ ngân hà“.

Đúng vậy, một hành tinh sẽ được “trao bằng” cấp độ 3 khi có trong tay năng lượng của khoảng 100 triệu ngôi sao – tức 1 ngân hà. Đạt đến cảnh giới này, con người sẽ tiến hóa thành một loại sinh vật cybernetic hậu sinh học.


Hành tinh cấp 3 hoàn toàn có thể tự tạo ra những ngôi sao năng lượng của riêng mình.

Hành tinh cấp 3 hoàn toàn có thể tự tạo ra những ngôi sao năng lượng của riêng mình.

Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã có cho mình một hình tượng về một siêu hành tinh cấp độ 3 rồi chứ? Chúng ta đang nói về một hành tinh mà robot thay thế loài người, xây dựng những cấu trúc Dyson Sphere để hút năng lượng của tất cả các ngôi sao.

Sử dụng một lực đẩy siêu việt nào đấy mà khoa học hiện hành (và cả loài người nữa) chưa tưởng tượng ra được để di chuyển khắp hệ ngân hà của chính nó. Thậm chí một hành tinh cấp 3 hoàn toàn có khả năng lấy năng lượng từ hố đen vũ trụ, hoặc tự tạo ra cho mình những ngôi sao chỉ để khai thác năng lượng, đỡ mất công đi đánh chiếm.

Những bậc thang khổng lồ của văn minh

Không dừng lại ở mức độ thứ 3, câu hỏi tiếp tục được thang Kardashev đặt ra: “Tiếp theo là gì?” Kardashev không đưa ra một giả thiết cụ thể về những nền văn minh tiến bộ hơn nữa, nhưng các nhà tiên đoán đã đề xuất rằng một thế giới loại 4 có thể khai thác năng lượng của toàn bộ vũ trụ. Rồi một thế giới loại 5 có thể làm như vậy theo cấp số nhân, tức là từ nhiều vũ trụ.

Kết

Vậy còn loại 6 hay loại 7 thì sao? Theo nhà vũ trụ học, nhà toán học và nhà vật lý vũ trụ John D. Barrow, thì khi đạt đến mốc 6, một nền văn minh có thể thay đổi những thành phần cơ bản nhất của vật chất theo ý mình, như các hạt quark hay hạt lepton; mốc 7 sẽ là khi ta nắm trong tay cấu trúc của thời gian và không gian.

Các mốc thang được Kardashev đưa ra xưa kia chỉ dừng lại ở con số 3 – khi một nền văn minh có thể có được lượng năng lượng bằng cả thiên hà thôi. Tất cả những mốc sau, xin được nhường lại hết cho trí tưởng tượng của con người.

./.

(Source: GenK, KhoaHoc.tv, QuanTriMang)


.

.

.

.

.

.

.

.

* Bonus: video các hành tinh





./.

Posted in CriticalThinking, PositiveReinforcement, Skill, TuLuyen | 2 Comments

Tu Luyen – Intro

Đã 1 thời gian ít viết bài, nay tác giả blog sẽ cố trở lại nhiều hơn (estimation: 1-4 posts/month, có thể ít nhiều trích dẫn) với những bài viết về:

+ Computer/Geek

+ Marketing

+ Positive Reinforcement

+ GameTheory

+ Tu Luyện *

+ Tu Tâm, Luyện Phong Cách *

(dấu “*”: New – ngoài 1 trong 4 chủ đề “may mắn” trước giờ)

Lý do ít viết bài thì có chăm con nhỏ (3 yo), vừa cần tích lũy kinh nghiệm & vốn sống, và vừa có lý do khách quan (thường xuyên ERR_CONNECTION_CLOSED khi truy cập trực tiếp tên miền ducquoc.wordpress.com – maybe DNS/ISP issue).

(Tips: ngoài các tips đã đăng ở 1 post trước đây, để truy cập tên miền ducquoc.wordpress.com tôi thường truy cập trong cùng 1 domain WP khác – VD: thichhoctoan.wordpress.com , hoac wordpress.com/posts/ducquoc.wordpress.com , rồi từ đó mới type address bị vđ, hoặc nhấn vào link nếu có )

2 chủ đề mới, vẫn còn đang ấp ủ, sẽ từng bước publish. Bài này là bài đầu chính thức giới thiệu, cũng là “Disclaimer” (miễn trừ trách nhiệm) chung cho những phần về sau. Nếu có thiếu sót xin quý độc giả bình luận nhè nhẹ, tác giả blog cũng mới ở giai đoạn đầu chủ đề này, các ý kiến bổ sung sẽ được tiếp thu.

.

.

.


Phi Lộ

(lời mở đầu, lời giới thiệu – còn “Vĩ Thanh” thường là lời cuối chuyện)

Phạm Vi

Tu Luyện, là 1 phạm trù rất rộng . Ở blog này với kiến thức hạn chế của mình, tác giả blog xin mạo muội giới thiệu một vài tập con nhỏ trong Tu Luyện mà tôi đang tiếp cận:

Huyền Huyễn

hay còn gọi là “X” Hiệp (Võ Hiệp, Kiếm Hiệp, Tiên Hiệp, … ) , có thể là tu võ thuật/võ đạo, tu tiên/thần, tu ma/quỷ, tu yêu/dị, … nhắm đến Lực Lượng, Trường Sinh, Tiêu Dao Tự Tại .

Khoa Huyễn

hay còn gọi là Khoa Học Viễn Tưởng, có thể kết hợp Huyễn Ảo, hướng tới Năng Lượng, Siêu Vật Chất, Vũ Trụ + Dải Ngân Hà + Thực Thể Siêu Tồn Tại .

Tu Tâm & Luyện Phong Cách

hay còn gọi là “tu dưỡng Tâm tính”, “hàm dưỡng Phong độ”, “khí Chất”, … hướng về Đạo Tâm, Nhân Tâm.

. . .
còn nhiều nữa (VD: Khổ Hạnh, Tri Giả, … ) nhưng tạm thời tôi chưa có điều kiện tìm hiểu nhiều nên sẽ chỉ tập trung trước vào 3 loại trên; chủ yếu là tu Tâm, luyện Phong cách.

Nên các bài về sau, sẽ tách ra nằm trong 2 phần category TuTamPhong: “Tu Tâm, Luyện Phong Cách” và TuLuyen (1 trong 2 chủ đề nhỏ còn lại), chỉ là 1 phần nhưng vẫn phân loại nằm trong tập lớn như vậy.

.

.

.

Lưu Ý Giá Trị & Cảm Nhận

Xin lưu ý, những bài viết ở chủ đề này – sẽ có trích dẫn từ các bậc tiên hiền, tiền bối, đạo cao vọng trọng – phần nào diễn giải về Tu Luyện nhưng khả năng sẽ có thiếu sót nên sẽ “không cam đoan” độc giả có thể “ngộ” điều gì mới sau 1 lần xem, mà cũng không có nghĩa người đọc hết bài viết sẽ “đạt được 1 cấp độ” nhất định.

Ngược lại, cũng không nên xem nhẹ việc người khác có ý tìm hiểu hoặc đánh giá cao về mặt nào đó trong các bài viết. Vì có thể đối với mỗi người, nó có những giá trị nhất định . Mà chưa chứng minh được mặt “có hại” nào một cách rõ ràng.

Nếu chưa hiểu, người đọc có thể nghĩ đến gần như 1 ví dụ có nói đến Tu Luyện, là tiểu thuyết “Tây Du Ký” , về thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tịnh . Tác phẩm này hiện đại được biết đến nhiều ở dạng phim ảnh, hoặc truyện tranh . Lúc nhỏ tôi thích đọc, khi lớn cũng thích nghiền ngẫm lại, đôi khi chia sẻ với bạn bè.
Cá nhân tôi – đầy tôn trọng tới tác giả (hoặc đoàn SX phim) – thích đọc/xem TDK, và khi xem như vậy không có nghĩa là tôi đã “đạt được” thành tựu gì, cũng ko có nghĩa là “so sánh” với các nhân vật như Kim Giác, Ngân Giác, Cửu Vĩ Hồ, … hãy xem như là 1 độc giả có tinh thần “giải trí”, “học hỏi” của 1 người thích đọc sách, vậy thôi.

Một số người phương Tây, thỉnh thoảng cũng có ý xem thường người phương Đông xem “Tây Du Ký“, “Phong Thần diễn nghĩa“, nhưng bản thân họ thì xem “Iron Man“, “Super Man“, “Batman“, … các kiểu ; cũng hơi khó hiểu nhỉ.

Mặt khác, có một ít trường hợp, khi xem các chương trình đô vật wrestling của người Âu Mỹ, thì tỏ vẻ không đánh giá cao – bảo không đẹp mắt bằng phim chưởng Hồng Kông mà họ ưa thích !
Âu thì cũng là quan điểm cá nhân, tôi sẽ không phản bác (dù tôi rất nể sự rèn luyện và sức khỏe, endurance của các bác wrestling).


Cuối cùng, với trường hợp người có tinh thần “học hỏi”, “tu tập”, … thì khi đọc xong 1 quyển sách hoặc 1 bài viết về Tu Luyện thì 2 người khác nhau sẽ thường cảm nhận khác nhau. Nên thiết nghĩ các độc giả không nên đơn giản kỳ vọng là vừa đọc xong 1 lần sẽ nắm được hoàn toàn “bí kíp” nào đó .

Cũng không nên quá kỳ vọng vào việc xem sách/article có tác giả là Bậc Thầy or Tông Sư , vì trừ khi là đệ tử chân truyền or “y bát”, các trường hợp “hiểu cái mới” phụ thuộc rất nhiều vào ngộ tínhcầu thị của người tu tập. Bản thân tu luyện vốn dĩ là 1 quá trình nữa, khó “đốn ngộ” được.

Nói như ngạn ngữ Trung Quốc, “sư phụ dẫn lên cửa, tu hành tại cá nhân“, nỗ lực và nền tảng tích lũy của mỗi người sẽ là yếu tố quan trọng nhất cho sự tinh tấn và thành tựu của chính người đó.

Một người thầy giỏi sẽ là yếu tố quan trọng để giảm bớt vướng mắc, giúp hoàn thiện cách học & tiếp cận, giúp tăng sự tiếp thu trong quãng thời gian nào đó. Nhưng đa phần ở quãng “chiêm nghiệm” và quãng mức cuối có thể, phụ thuộc tối đa vào bản thân mỗi cá nhân.

.

.

.

./.

Posted in GameTheory, Marketing, TuLuyen, TuTamPhong, Wisdom | 3 Comments