Wish Learned 20

Được truyền cảm hứng từ 1 bài viết đọc được trên mạng Internet, tôi xin chia sẻ một số điều mà tôi ước gì đã học được sớm hơn từ những năm đầu 20.

Loạt bài này, nếu đặt tên dài sẽ là “20 things I wish I’d Learned in my 20s (the easy way)” – hoặc đại loại vậy. Ở đây cách đặt title headline và hợp xu hướng keyword/hashtag category thì chỉ ngắn gọn là “20 Wish Learned“.

.

.

.

20 Learned Wish – L1


(Tác giả: H. Đ – tiêu đề ở đây do tác giả blog – a.k.a người dẫn – đặt)

Hiểu Hóm Hỉnh

Sống ở Úc 1.5 năm. Bắt đầu nhận ra thế nào là khác biệt văn hóa. Ngòai vấn đề ăn uống, giao tiếp là cốt lõi của khác biệt văn hóa. Nhờ giao tiếp, con người có hoặc không có khả năng hòa nhập vào cộng đồng. Hòa nhập cộng đồng có nghĩa là có tình bạn, sự chia sẻ, đồng cảm với những người bản xứ.

Cốt lõi của giao tiếp là cách làm cho người nghe cảm thấy thú vị về mình và nhờ vậy có được sự chấp nhận như là một người bạn. Đặc thù của sự thú vị chính là sự hài hước được người nói truyền tải trong những cuộc giao tiếp.

Cách nghĩ về sự hài hước thể hiện ở điểm người nói dùng cách gì nhiều nhất để tạo tiếng cười khi giao tiếp. Ba vùng Sydney, Hà Nội, Sài Gòn có những sự khác biệt sau đây:

Sài Gòn: người Sài Gòn thường kể về một câu chuyện nào đó có tính bất ngờ, phi lý. Tiếng cười được tạo ra khi những bất ngờ này được nhắc đến. Ví dụ câu chuyện này có thể gây cười ở Sài Gòn: Có ông kia làm giáo viên muốn mua nhà. Kí hợp đồng trả góp trong 30 năm. Năm nay ổng 40 tuổi. Không biết đến lúc nào ổng mới làm chủ được căn nhà. Ở Sài Gòn, muốn chọc cười người nghe nên có hiểu biết chung về xã hội, để ý những điều lạ, hoặc phi lý. 

Hà Nội: Người Hà Nội, hay người Bắc nói chung thường gán một đặc điểm cho một người nghe và dùng đặc điểm này để chọc cười. Ví dụ trong bàn tiệc, một người muốn mua vui thì hay nói: “Á à, hôm qua tao thấy mày đi với bé con thầy, hay là lại muốn tăm tia làm rể thầy đây ?“. Sau đó những người khác cũng tham gia: “Ui thế à, trông thế này mà đa tình ra phết nhỉ?“. Sau đó tùy vào phản ứng của “nạn nhân” mà câu chuyện trở nên thú vị. “Nạn nhân” trong cuộc giao tiếp này phải biết dùng ngôn từ mà lèo lái, xử trí tình huống cho thật thú vị.

Sydney (người Aussie): Câu thường nghe nhất trong cuộc nói chuyện với người bản xứ Sydney là: “…I was like…“. Người Úc pha trò bằng cách kể về tình huống mà bản thân mình đã trải qua (hoặc vờ như đã trải qua). Chỗ buồn cười của câu chuyện chính là lúc người nói nhắc đến cảm xúc, hay phản ứng của mình trong tình huống được kể. Lúc này, người nói tìm cách thay đổi giọng nói, thay đổi hành vi thái độ khuôn mặt cho thật hề để mua được tiếng cười người nghe. 

Thường thì người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng thường rất nghiêm túc khi nghe người khác kể về những tình huống cá nhân. Điều này xuất phát từ tâm lý tương thân tương ái, muốn đồng cảm và chia sẻ. Vì vậy, họ thường không cảm thấy vui trong những câu chuyện hài của người Aussie. Một người bạn bên Singapore của mình đã phàn nàn: “Thật là cười không nổi với cái kiểu hài hước của Úc“. 

Mặt khác thì người Á Đông ít nói về bản thân mình. Kể về những tình huống hơi lố về bản thân làm cho họ cảm thấy xấu hổ. Vì vậy người Á Đông thường gặp khó khăn khi giao tiếp với người Aussie. Ngược lại, người Aussie lại cảm thấy người Á Đông không hài hước, nhạt nhẽo, nói chuyện quá nghiêm túc.

Hẳn nhiên là có người có chỉ số “thông minh về văn hóa” cao. Họ nhanh chóng bắt nhịp được cách pha trò của những người ở nền văn hóa khác. Nhờ vậy mà họ hòa nhập cộng đồng rất dễ.

Nhưng phần lớn con người ta thường khó thay đổi thói quen giao tiếp. Họ cảm thấy quen và thoải mái với cách giao tiếp mà mình sử dụng từ bé đến lớn. Thay đổi thói quen này thường gặp trở ngại về mặt tâm lý. Họ cảm thấy hơi giả tạo hoặc không tự nhiên với cách giao tiếp mới. Dù sao thì cảm giác đó cũng là do sự khác biệt về niềm tin văn hóa.

Kết luận là: Khi sống ở một môi trường văn hóa xa lạ, điều đầu tiên cần tìm hiểu là cách mà người bản xứ mua vui trong giao tiếp. Thay đổi được cách giao tiếp của mình nghĩa là đã đặt được một chân vào cộng đồng người bản xứ.

./.

(Source: FB note của Hiếu Đào)

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


Hóm hỉnh: hài hước, khôi hài, tiếu lâm, rừng cười (từ miền Nam).

(Một số độc giả giỏi tiếng Anh có thể thắc mắc “Learned” vs “Learnt”, may mắn đã có 1 bài viết khác về vấn đề này:

https://ducquoc.wordpress.com/2019/01/02/learnt-or-learned/

)

./.

About DucQuoc.wordpress.com

A brother, husband and father...
This entry was posted in Marketing, PositiveReinforcement, Skill, Wisdom. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s