Nghiet Nga 30 L4

ty-phu-viet-nam-1524129463-width700height456

 

L1: https://ducquoc.wordpress.com/2018/06/23/nghiet-nga-30-l1/

L2: https://ducquoc.wordpress.com/2018/06/25/nghiet-nga-30-l2/

L3: https://ducquoc.wordpress.com/2018/07/02/nghiet-nga-30-l3/

 

 

 

(tác giả: D. D. )

 

 

Nghiệt ngã tuổi 30 

 

 

 

 

 

Lời khuyên thứ 4

 

 

Chắc một vài bác cũng biết, em là con buôn. Thời tập trung bao cấp, những người làm kinh tế tư nhân được gọi một cách miệt thị như thế. Đã là con buôn, thì không có sổ gạo, không có tem phiếu, không nhiều tiêu chuẩn khác và luôn bị hàng xóm theo dõi xem hôm nay ăn gì. Xấu hổ quá, các bác nhỉ.

Chỉ vài năm trở lại đây, địa vị xã hội của bọn em mới được luật hoá với danh từ: Thương nhân và xã hôi hoá là: Doanh nhân. Nghe oai phết, riêng em, thỉnh thoảng em vẫn phát âm nhầm là Vỹ nhân. Dạo này đổi mới, kinh tế tư nhân được cổ suý kinh lắm, giữa tháng 10 này các đài phát thanh truyền hình còn làm lễ tôn vinh Doanh nhân cơ đấy. Em các bác mặt mũi mà không vêu vao thì cũng sẽ lên TV phát biểu vài câu cho nó hoành tráng.

Các bác có thấy hình tượng con buôn trên phim mà được giải văn toàn quốc, giải toán, giải vật lý quốc tế không? Làm gì có các bác nhỉ. Con buôn thì chỉ học trưòng làng, chữ nghĩa số má chỉ đủ để đếm tiền và viết giấy biên nhận vay nợ.

Mà đúng là như thế đấy, năm 87 em mua một cái đầu Video ở sân bay Gia lâm 500$. Chạy về chợ điện tử Cầu mới ở Ngã tư sở bán 1800$. Cùng lắm em chỉ cần biết cái nút play ở đâu, tua ngược tua xuôi thế nào để hướng dẫn cho khách. Cần đếch gì phải biết quản lý doanh nghiệp, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kế toán… là cái gì các bác nhỉ. Em cứ làm phép nhẩm lãi 1300$. Chỉ có 300 ngàn một chỉ vàng, xe 81 kim vàng giọt lệ long lanh mầu su hào cũng chỉ 1 cây 2 vàng là cùng. Em tính nhanh lắm các bác ạ.

Khi em các bác bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp, em lúng túng vô cùng. Được cái em chịu khó học hỏi, em lại đi tìm một ông anh.

Ông anh này cũng có giải quốc tế, cũng là những nhân tố đầu tiên thành lập cái công ty… mà ai cũng biết đấy. Lúc này, ông anh em đã rút khỏi công ty kia và đang thành lập một ngân hàng gì đó. Theo qui định pháp luật, thì ông ấy phải tốt nghiệp ngân hàng. Mặc dù là phó tiến sỹ rồi, nhưng đếch phải ngành ngân hàng nên phải đi học tại chức buổi đêm cho phù hợp. Ông ấy bảo: “Tao lăn lộn thương trường bao nhiêu năm, kiến thức mưu mẹo tích lỹ hơi bị nhiều, cứ ngỡ là bửu bối của riêng mình. Ấy vậy mà nó viết mẹ nó hết trong giáo trình của bọn sinh viên năm thứ 2”.

Em các bác mới chỉ được thi toán thành phố thì lúng túng là cái đương nhiên rồi.

 

 

 

 

 

.

 

.

/

.

 

 

Nho Sinh:
>>
http://dantri.com.vn/nhipsongtre/2005/9/79008.vip

Văn bác Scrotum rậm ý mà ít lời, em ko hiểu rõ lắm lời khuyên thứ bốn.
Chẳng hiểu sao người Việt có câu ngạn ngữ rất hay về vai trò của thương nghiệp “phi thương bất phú” nhưng tâm lí chung thì lại rất không thích làm kinh doanh cũng như hết sức miệt thị coi khinh phường buôn bán, mua rẻ bán đắt, bóc lột giá trị thặng dư, ngồi mát ăn bát vàng, con buôn vô loài vân vân và vân vân…

Thành kiến này ko phải mới xuất hiện từ thời miền Bắc xây dựng XHCN mà là hồn tính dân tộc, có từ thửa mới hình thành xã hội phong kiến VN. Đấy cũng là nét tính cách phổ biến của người Á Đông nhưng ở người Việt thì nặng nề và khó biến đổi hơn.
Một học giả Việt Nam ( em quên xừ mất tên ) nói rằng doanh nhân và luật sư mới chính là những người quyết định sự phát triển của đất nước chứ không phải là những kĩ sư, nhà khoa học. Em nghĩ điều này đúng với các quốc gia đang phát triển.
Người Việt Nam hãnh diện vì học vị, văn bằng và làm mướn hơn là kinh doanh, buôn bán và làm ông chủ.

>>

 

.

 

Có thể do mình tranh thủ viết trước lúc họp nên lời khuyên thứ 4 không được rõ ý.

Đại ý mình muốn nói là, kiến thức được nhân loại đúc kết hàng ngàn năm được viết hết trong sách rồi.

Hãy học cho tốt vào. Và để cho tuổi 30 có thể như mình mong muốn thì những năm 20 phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết.

 

 

 

 

 

./.

 

 

 

 

(nguồn: Thăng  Long tathy 2005)

About DucQuoc.wordpress.com

A brother, husband and father...
This entry was posted in Quote, Skill, Wisdom. Bookmark the permalink.

3 Responses to Nghiet Nga 30 L4

  1. Pingback: Nghiet Nga 30 L5 | DucQuoc's Blog

  2. Pingback: Nghiet Nga 30 T20 | DucQuoc's Blog

  3. Pingback: FirstYear Development Stages | DucQuoc's Blog

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s