
Đã 1 thời gian ít viết bài, nay tác giả blog sẽ cố trở lại nhiều hơn (estimation: 1-4 posts/month, có thể ít nhiều trích dẫn) với những bài viết về:
+ Computer/Geek
+ Marketing
+ Positive Reinforcement
+ GameTheory
+ Tu Luyện *
+ Tu Tâm, Luyện Phong Cách *
(dấu “*”: New – ngoài 1 trong 4 chủ đề “may mắn” trước giờ)
Lý do ít viết bài thì có chăm con nhỏ (3 yo), vừa cần tích lũy kinh nghiệm & vốn sống, và vừa có lý do khách quan (thường xuyên ERR_CONNECTION_CLOSED khi truy cập trực tiếp tên miền ducquoc.wordpress.com – maybe DNS/ISP issue).
(Tips: ngoài các tips đã đăng ở 1 post trước đây, để truy cập tên miền ducquoc.wordpress.com tôi thường truy cập trong cùng 1 domain WP khác – VD: thichhoctoan.wordpress.com , hoac wordpress.com/posts/ducquoc.wordpress.com , rồi từ đó mới type address bị vđ, hoặc nhấn vào link nếu có )
2 chủ đề mới, vẫn còn đang ấp ủ, sẽ từng bước publish. Bài này là bài đầu chính thức giới thiệu, cũng là “Disclaimer” (miễn trừ trách nhiệm) chung cho những phần về sau. Nếu có thiếu sót xin quý độc giả bình luận nhè nhẹ, tác giả blog cũng mới ở giai đoạn đầu chủ đề này, các ý kiến bổ sung sẽ được tiếp thu.
.
.
.
Phi Lộ
(lời mở đầu, lời giới thiệu – còn “Vĩ Thanh” thường là lời cuối chuyện)
Phạm Vi
Tu Luyện, là 1 phạm trù rất rộng . Ở blog này với kiến thức hạn chế của mình, tác giả blog xin mạo muội giới thiệu một vài tập con nhỏ trong Tu Luyện mà tôi đang tiếp cận:
Huyền Huyễn
hay còn gọi là “X” Hiệp (Võ Hiệp, Kiếm Hiệp, Tiên Hiệp, … ) , có thể là tu võ thuật/võ đạo, tu tiên/thần, tu ma/quỷ, tu yêu/dị, … nhắm đến Lực Lượng, Trường Sinh, Tiêu Dao Tự Tại .
Khoa Huyễn
hay còn gọi là Khoa Học Viễn Tưởng, có thể kết hợp Huyễn Ảo, hướng tới Năng Lượng, Siêu Vật Chất, Vũ Trụ + Dải Ngân Hà + Thực Thể Siêu Tồn Tại .
Tu Tâm & Luyện Phong Cách
hay còn gọi là “tu dưỡng Tâm tính”, “hàm dưỡng Phong độ”, “khí Chất”, … hướng về Đạo Tâm, Nhân Tâm.
. . .
còn nhiều nữa (VD: Khổ Hạnh, Tri Giả, … ) nhưng tạm thời tôi chưa có điều kiện tìm hiểu nhiều nên sẽ chỉ tập trung trước vào 3 loại trên; chủ yếu là tu Tâm, luyện Phong cách.
Nên các bài về sau, sẽ tách ra nằm trong 2 phần category TuTamPhong: “Tu Tâm, Luyện Phong Cách” và TuLuyen (1 trong 2 chủ đề nhỏ còn lại), chỉ là 1 phần nhưng vẫn phân loại nằm trong tập lớn như vậy.
.
.
.
Lưu Ý Giá Trị & Cảm Nhận
Xin lưu ý, những bài viết ở chủ đề này – sẽ có trích dẫn từ các bậc tiên hiền, tiền bối, đạo cao vọng trọng – phần nào diễn giải về Tu Luyện nhưng khả năng sẽ có thiếu sót nên sẽ “không cam đoan” độc giả có thể “ngộ” điều gì mới sau 1 lần xem, mà cũng không có nghĩa người đọc hết bài viết sẽ “đạt được 1 cấp độ” nhất định.
Ngược lại, cũng không nên xem nhẹ việc người khác có ý tìm hiểu hoặc đánh giá cao về mặt nào đó trong các bài viết. Vì có thể đối với mỗi người, nó có những giá trị nhất định . Mà chưa chứng minh được mặt “có hại” nào một cách rõ ràng.
Nếu chưa hiểu, người đọc có thể nghĩ đến gần như 1 ví dụ có nói đến Tu Luyện, là tiểu thuyết “Tây Du Ký” , về thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tịnh . Tác phẩm này hiện đại được biết đến nhiều ở dạng phim ảnh, hoặc truyện tranh . Lúc nhỏ tôi thích đọc, khi lớn cũng thích nghiền ngẫm lại, đôi khi chia sẻ với bạn bè.
Cá nhân tôi – đầy tôn trọng tới tác giả (hoặc đoàn SX phim) – thích đọc/xem TDK, và khi xem như vậy không có nghĩa là tôi đã “đạt được” thành tựu gì, cũng ko có nghĩa là “so sánh” với các nhân vật như Kim Giác, Ngân Giác, Cửu Vĩ Hồ, … hãy xem như là 1 độc giả có tinh thần “giải trí”, “học hỏi” của 1 người thích đọc sách, vậy thôi.
Một số người phương Tây, thỉnh thoảng cũng có ý xem thường người phương Đông xem “Tây Du Ký“, “Phong Thần diễn nghĩa“, nhưng bản thân họ thì xem “Iron Man“, “Super Man“, “Batman“, … các kiểu ; cũng hơi khó hiểu nhỉ.
Mặt khác, có một ít trường hợp, khi xem các chương trình đô vật wrestling của người Âu Mỹ, thì tỏ vẻ không đánh giá cao – bảo không đẹp mắt bằng phim chưởng Hồng Kông mà họ ưa thích !
Âu thì cũng là quan điểm cá nhân, tôi sẽ không phản bác (dù tôi rất nể sự rèn luyện và sức khỏe, endurance của các bác wrestling).
Cuối cùng, với trường hợp người có tinh thần “học hỏi”, “tu tập”, … thì khi đọc xong 1 quyển sách hoặc 1 bài viết về Tu Luyện thì 2 người khác nhau sẽ thường cảm nhận khác nhau. Nên thiết nghĩ các độc giả không nên đơn giản kỳ vọng là vừa đọc xong 1 lần sẽ nắm được hoàn toàn “bí kíp” nào đó .
Cũng không nên quá kỳ vọng vào việc xem sách/article có tác giả là Bậc Thầy or Tông Sư , vì trừ khi là đệ tử chân truyền or “y bát”, các trường hợp “hiểu cái mới” phụ thuộc rất nhiều vào ngộ tính và cầu thị của người tu tập. Bản thân tu luyện vốn dĩ là 1 quá trình nữa, khó “đốn ngộ” được.
Nói như ngạn ngữ Trung Quốc, “sư phụ dẫn lên cửa, tu hành tại cá nhân“, nỗ lực và nền tảng tích lũy của mỗi người sẽ là yếu tố quan trọng nhất cho sự tinh tấn và thành tựu của chính người đó.
Một người thầy giỏi sẽ là yếu tố quan trọng để giảm bớt vướng mắc, giúp hoàn thiện cách học & tiếp cận, giúp tăng sự tiếp thu trong quãng thời gian nào đó. Nhưng đa phần ở quãng “chiêm nghiệm” và quãng mức cuối có thể, phụ thuộc tối đa vào bản thân mỗi cá nhân.
.
.
.

./.
Pingback: Many Times Many Lives 2 | DucQuoc's Blog