(sẽ ko quote bài “5 năm học năm thứ nhất” – vì hơi cá nhân về 1 người hài lòng với hiện tại)
L1: https://ducquoc.wordpress.com/2018/06/23/nghiet-nga-30-l1/
L2: https://ducquoc.wordpress.com/2018/06/25/nghiet-nga-30-l2/
L3: https://ducquoc.wordpress.com/2018/07/02/nghiet-nga-30-l3/
L4: https://ducquoc.wordpress.com/2018/07/06/nghiet-nga-30-l4/
L5: https://ducquoc.wordpress.com/2018/07/09/nghiet-nga-30-l5/
Phi Lộ (Intro)
>
…
Một thời gian ít viết bài, vì bận 1 số việc riêng. Một mặt khác là vừa định viết thì gặp những bài viết quá hợp ý tác giả blog này, diễn tả thật hay nữa, tác giả blog dù có viết cũng không thể nào diễn tả được đến như vậy.
Nói cách khác, có những bài viết hay và có giá trị theo thời gian, khi đọc lại hơn 1 lần vẫn cảm thấy có ý nghĩa (nhất là sau 1 quãng thời gian, sau những trải nghiệm khác của cuộc sống), nên tác giả blog chia sẻ luôn trên blog này.
Hôm nay lại tiếp tục chia sẻ vài “quotes” tâm đắc, hy vọng nó không quá nhàm chán với độc giả, cũng không quá “cao siêu” như tranh trừu tượng Picasso – ở đây tác giả hướng về những vấn đề thiết thực của cuộc sống.
…
>
(same intro as “Đàn ông 30” : https://ducquoc.wordpress.com/2018/06/09/dan-ong-30/ )
(tác giả: D. D. )
Nghiệt ngã tuổi 30
Mãi Mãi Tuổi 20
Anh Thạc, chị Trâm và chúng ta
Cho đến lúc này, các bác có thấy em vô lý không. Mười tám đôi mươi trăn trở kiểu này còn chấp nhận được. Chứ đã tầm xê xế như em thì phải trăn trở những cái to lớn hơn chứ. Có chí lớn thì trăn trở làm sao dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh (như bác Tệ em). Chí nhỏ thì cũng phải nghĩ đến việc tỷ phú tiền đô. Nhỏ nữa thì cũng phải thông “cái giá cho tự do tinh thần”. Vậy mà em cứ lọ mọ đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành. Gái có vào đây đọc nó cũng khinh chẳng thèm rủ đi uống cà phê.
.
Hình như Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đang bán rất chạy thì phải. Em nói hình như là vì đọc báo thì thấy thế, chứ em cũng chưa bao giờ đọc 2 cuốn sách này. Ngay cả topic các bác mở trên Đọc sách em cũng chỉ vào có 1 lần. Và hình như, 2 cuốn sách này cũng tạo nên được một làn sóng không nhỏ trong giới thanh niên về lòng yêu nước thì phải.
Em không đọc 2 cuốn sách kia không có nghĩa là em không yêu nước, không đánh giá đúng công lao của thế hệ cha anh đã hi sinh sương máu cho tổ quốc. Không phải thế, đơn giản chỉ là em biết 2 cuốn sách ấy viết gì.
Anh Thạc, chị Trâm và rất nhiều người khác, trong đó có cha mẹ em và cha mẹ các bác, đều đã sống một thời vinh quang đầy máu lửa như thế. Và nếu các bác là người sống không thờ ơ với vận mệnh tổ quốc, thì những câu chuyện như anh Thạc chị Trâm phải được ngấm vào máu từ tấm bé. Nhưng không phải thông qua một đợt “nâng cao chính trị” như thế này, mà từ câu chuyện kể của cha, cái chân cụt của chú bơm xe đầu phố, dáng đi cà nhắc của chị bán dưa. Họ đều là anh hùng cả đấy, có điều, chẳng được lên đài lên báo như thế kia.
Về mặt tinh thần, thế hệ ông cha may mắn hơn chúng ta. Vì họ có lý tưởng, có mục đích sống rõ ràng. Họ chỉ có một con đường duy nhất sống và chiến đấu mà không thể có sự lựa chọn thứ 2. Khi người ta không phải chọn lựa, lại là sự chọn lựa lớn nhất, quan trọng nhất của đời người, thì rõ ràng là may mắn. Phải không các bác.
Em của các bác nhỡ thì. Khi sinh ra thì Tổ quốc vẫn bom rơi đạn nổ. Đến tuổi thanh niên biên giới phía Bắc vẫn ngày đêm đổ máu. Lúc bắt đầu trưởng thành thì lại kinh tế thị trường mới đau chứ. Em chuẩn bị cho mình hành trang của một người lính, một xanh cỏ hai đỏ ngực, thế mà lại thành con buôn. Không thể mang những câu chuyện về anh Thạc chị Trâm ra để ký hợp đồng kiếm ít thặng dư được.
Phải có một loại anh Thạc khác đứng lên đánh Mỹ để cá Basa Việt nam có chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Phải có chị Trâm khác để ta có thể ngồi trong WTO và đưa Việt nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Mà em thì không chẳng đủ trình. Em hi vọng ở nhiều bác trên này lắm. Đấy là câu thật lòng.
.
Hôm vừa rồi, em có một anh bạn xa quê mười mấy năm mới về. Cũng vì mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà phải dứt tình với quê cha đất tổ thôi. Chứ anh ấy yêu nước lắm, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Mà chẳng phải là nói mồm đâu, một cánh tay để lại ở biên giới. Bây giờ đeo cái tay giả bằng nhựa.
Anh ấy bảo em: “cậu bây giờ không phải lo cái ăn cái mặc, điều kiện kinh tế bớt khó khăn, cậu phải xem thế nào chứ bà con nông dân mình vẫn còn nghèo và lạc hậu lắm”. Thật với các bác chứ, em trả lời là: “việc mình làm có ích cho xã hội đó là không sản sinh ra một nhân vật bất hảo, gây hại mùa màng nữa, đó chính là mình”.
Cậu ấy cũng giống em, chuẩn bị cho mình một hành trang người lính, nhưng không chịu đổi chiếc balo cũ sờn rách sang cái cặp Kaufmann như em, các bác nhỉ.
.
/
.
.
Saint
>>
Em không rõ mình đang thuộc thế hệ nào, em sinh ra khi chiến tranh chấm dứt, nói thế cũng không hẳn đúng vì còn nện nhau chí chết với Tàu và Miên nhưng cái cuộc đánh nhau to đã giải tán rồi.
Hôm em nói chuyện với mấy cụ lớn tuổi trong họ các cụ kể chuyện ngày xưa em bảo, chính các cụ sướng bỏ mẹ vì có cái mà tự hào chứ như bọn em bây giờ đe’o có gì cả. Em là còn chưa tính cái thời gian mình mới lớn sắp thi đại học thì Liên Xô đổ vỡ và sau đó thi có điểm cao mấy thì cũng ở nhà nhé. Học đông Âu cũng đe’o được mà học Tây Âu thì mất tiền. Ông thầy dạy toán em tự hào suốt ngày có học sinh thi ĐH chỉ có đi Tây chứ vào ĐH không thì xoàng quá buồn mất đúng một tháng sau đó tăng học phí lên gấp ba.
Thế hệ mình đúng là thế hệ của đổ vỡ, đang một trái tim hồng tự nhiên nhuốm màu xanh của đồng đô la.
Cũng chả biết là xấu hay là tốt nữa.
>>
.
abc123
>>
Thế đe’o nào đọc bài của chú Sen4` anh lại nhớ đến mấy câu thơ của Vũ Hoàng Chương cách đây gần 1 thế kỷ:
“Lũ chúng ta sinh ra nhầm thế kỷ
Một đôi người ôm kiếp sống chơ vơ…”Chắc là trừ mấy thằng đi cày xong “ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành” ra thì chắc thằng đe’o nào cũng nghĩ mình sinh ra nhầm cbn thế kỷ rồi. Chứ nếu mà ông sinh ra đúng thế kỷ thì, cbn, chúng mày biết tay ông, nhể? =]]
>>
.
Saint
>>
kinh nhỉ, bác abc123 của em cũng thơ thẩn như ai, không những thế lại còn đọc Vũ Hoàng Chương mới ác chiến.
Em thật bác thế này, em đồng ý với bác thời đe’o nào chả có thằng phẫn chí, mà chính cái phẫn chí cái bất mãn với thời cuộc mới giúp cho chúng ta lê lết nốt cái cuộc sống này. Em các bác thuộc dạng chán đời chuyên nghiệp đe’o chấp nhưng em thấy đa số các bạn khác của em tuổi trẻ thành công gia đình sự nghiệp kinh hoàng cả mà vẫn bứt rứt băn khoăn. Theo em có lẽ cái cần học nhất bây giờ là nên tự bằng lòng với chính mình chứ không thì cũng lại giáo Thứ mất thôi.
Thế x nào dạo này em thấy em sống cũng hơi bị giáo Thứ nhé, mòn mỏi quá đi mất chả có tí tương lai đe’o nào.
>>
.
glasgow
>>
>
Anh ấy bảo em: “cậu bây giờ không phải lo cái ăn cái mặc, điều kiện kinh tế bớt khó khăn, cậu phải xem thế nào chứ bà con nông dân mình vẫn còn nghèo và lạc hậu lắm”.
>
Tự nhiên lại nhớ cái đoạn của anh gì em “lo xong các nhu cầu thiết yếu, sẵn sàng đua tranh cường quốc” cái gì ấy. Bác scrotum liệu mà làm đi nhé. :-rose
PS. Hóng các bác, em tự thấy xấu hổ quá. Băm dồi mà suốt ngày nhạc nhẽo nhăng cuội. Hỡi ơi, lo cho bản thân còn chưa xong. Đích thị là loser.
>>
.
.
.
Cuộc cách mạng Cải lương và hai du học sinh.
.
Thời bọn em, mới chỉ xuất hiện khái niệm lưu học sinh, tức là loại được đi học nước ngoài theo tiêu chuẩn của bộ Đại học. Khoảng năm 93 thì xuất hiện khái niệm mới du học sinh do tự bỏ tiền ra đi học nước ngoài. Đến nay, em thấy đánh đồng cả hai nhóm trên gọi chung là du học sinh. Thực ra cũng chẳng sao, vì được cho tiền hay tự bỏ tiền thì cũng thế, quan trọng là người sinh viên đó thu được gì những năm ngồi dưới mái trường ở các nước phát triển.
Em nhớ hồi học sử phổ thông, thầy giáo có giảng Cụ Hồ đã không chọn phương pháp làm cách mạng như phong trào “Đông Du” của cụ Phan. Cụ Phan định đưa thanh niên yêu nước sang Nhật học tập sau đó đưa về nước, cấy vào bộ máy cai trị và đến một ngày đẹp giời thì thay thế. Cụ Hồ gọi đó là cách mạng “Cải lương” và chọn cách mạng “đỏ”, tức là phải có “đường vinh quang xây xác quân thù”. Cụ Hồ đã đúng!?
Phong trào “Tây Du” cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 thực sự sẽ là một cuộc cách mạng tri thức. Phải có cuộc cách mạng tri thức thực sự thì đất nước ta mới thoát cảnh “chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”. Cuộc cách mạng “cải lương” này đang dần dần diễn ra trong bộ máy vận hành đất nước.
Năm 1994, sau khi tốt nghiệp trường MGU, một trường ĐH lớn của Liên xô cũ, vợ em về nước và thi vào A… Bộ Nội Vụ (bộ Công An). Cùng thi với vợ em có một nhân vật học ở một trường cũng đình đám bên Mỹ. Vợ em đỗ đầu, còn nhân vật kia trượt. Mà lại trượt môn tiếng Anh với một lý do vô cùng dễ thương: các cán bộ hỏi thi không nghe được cô ấy nói gì!? Thực ra nguyên nhân sâu xa là vì nhân vật ấy học ở hang ổ của “kẻ thù dân tộc”.
Mười năm sau, một khoảng thời gian không dài, nhưng câu chuyện kia đã có vẻ khó tin và những người học ở “Tư bản” đã có thể ngồi ở vị trí cấp Vụ. Nó xứng đáng để được gọi là một cuộc cách mạng, phải không các bác, tuy rằng vẫn chưa đến thời kỳ cao trào.
Cũng chính vì em quan niệm như thế, nên rất quan tâm đến các bác Tây du.
Du học sinh đầu tiên vẫn là ở nước Nga. Một hai năm sau cơ chế thông thoáng hơn mới thấy du học sinh đi các nước khác. Năm 93, em qua thăm cậu em trai ở một trường ĐH gần ngoại ô Matxcova. Em thấy trường có rất nhiều sinh viên mới, họ chính là những du học sinh đầu tiên của VN. Nói chung, họ cũng vừa học, vừa bỏ như em thôi. Có khác là em bỏ để kiếm ăn, còn họ bỏ để chơi.
Đặc biệt trong số đó, em thấy có cậu T, con trai một vị giám doanh nghiệp lớn trong thành phố HCM. Cậu ta chẳng học hành gì. Ngày nằm nhà nghe nhạc, tối chơi điện tử trò đánh tăng. Dù sao, em vẫn thấy cậu ấy lành hiền nên hỏi: “Sao em lại không đi học”. Cậu ta trả lời: “Em đang muốn trường đuổi em để em còn về, ở bên này khổ quá anh à”.
Em giật mình, vì lúc ấy được đi nước ngoài vẫn là mơ ước của toàn dân Việt Nam chứ chẳng phải chỉ ở lớp trẻ chúng em. Thế mà cậu ấy lại thích về mới lạ. Mặc dù cuộc sống của cậu ấy bên đó chúng em nằm mơ cũng chẳng dám nghĩ tới, khi mà một tháng cậu em em tiêu hết 100$ thì có tháng cậu T kia tiêu hết 7000$. Khật khưỡng học hành thế rồi cậu ấy cũng tốt nghiệp ĐH đấy.
Vài năm sau, em lại có dịp tiếp xúc với một du học sinh khác. Mà câu chuyện này, hình như em đã một lần nhắc trên TL rồi thì phải. Số là trong một chuyến chu du để học rùng mình, có người bạn gửi cho thằng cháu cái áo len và em đem đến tận trường cho em nó. Em nó cùng với một cậu bạn khác ở chung phòng. Cậu bạn này mặt mũi rất sáng sủa, nói năng đĩnh đạc. Cậu này rất chăm chỉ. Sáng sáng cậu ấy dậy rất sớm để đi đưa báo, tối lọ mọ rửa bát thuê kiếm đồng ra đồng vào cho cha mẹ ở nhà đỡ vất. Ấy vậy mà học vẫn rất giỏi.
Lúc đầu em cho là chuyện bình thường, vì cũng như em hồi đi học thôi. Sinh viên nghèo thì phải vượt khó, đó là chuyện bình thường. Mãi sau này em mới biết, cậu ấy con trai một sếp lớn, nhà rất giầu. Sinh viên giầu vượt khó còn khó gấp bội lần sinh viên nghèo, phải không các bác?
Em mong có nhiều sinh viên giầu vượt khó như thế lắm.
.
/
.
./.
(nguồn: Thăng Long tathy 2005.
Lược bớt bài “5 năm học năm thứ nhất” – vì hơi cá nhân về 1 người hài lòng với hiện tại.
)
Pingback: By The Book – I | DucQuoc's Blog