Hôm nay lại nhàn cư vi bất thiện, tiếp tục chép bài DC từ FB của Bi Bo (^o^)
UPDATED: (ngữ cảnh: giải bóng đá ngoại hạng Anh) Carling Cup 2007, Arsenal thất bại đáng xấu hổ mặc dù đã chơi rất xấu đội trưởng Terry của Chelsea…
.
Good to Great
Một bài viết cũ, tặng cho the so-called “Lang Tu” và tất cả các fan của “kho đạn” (^_^) .
Wanna be PERFECT ? At first know how to lose !
Có lẽ một câu châm ngôn nổi tiếng cần phải được sửa thành: ‘Hãy cho tôi biết cách bạn đối mặt với thất bại, tôi sẽ chỉ ra bạn là người như thế nào ‘ . Tại Premiership, Mourinho vốn nổi tiếng là người luôn có những phát biểu gây tranh cãi sau mỗi thất bại của Chelsea, nhưng nhiều người mải chỉ trích ông mà quên béng mất rằng, các cầu thủ Arsenal và vị ‘giáo sư’ Arsene Wenger cũng chẳng hơn gì.
.
Ngài Alex Ferguson có thể luôn là một người nóng tính, một kẻ chiến thắng khó chịu, nhưng ông lại biết cách cư xử rất phải lẽ mỗi khi mình thua cuộc. Vị HLV lão làng này đã bắt các học trò của mình đứng xếp hàng chào đón các cầu thủ của Chelsea khi họ tới sân Old Trafford thi đấu với vị thế của nhà vô địch hai năm về trước. Hình ảnh tất cả các cầu thủ M.U vỗ tay khi đoàn quân Chelsea bước ra sân cỏ, là một hình ảnh đẹp mà nhiều người sẽ còn nhớ. Và có lẽ chính Mourinho, nhất là Arsene Wenger nên học tập tính cách này từ người đồng nghiệp tại M.U .
.
Mỗi khi thất bại, bạn không cần phải la hét cũng như đập phá linh tinh. Đó là phản ứng của những người chưa trưởng thành. Rõ ràng là bạn cần phải chấp nhận một thực tế: thất bại làm cho con người ta trở nên hoàn thiện hơn, trở thành một người tốt hơn. Tuy nhiên, ở độ tuổi 57, có lẽ là khá muộn nếu chúng ta trông chờ sự thay đổi từ người đang lèo lái các pháo thủ. Arsene Wenger đã truyền đạt cho những chàng trai trẻ đầy tài năng của Arsenal nhiều thứ, trong đó có cả đặc điểm *không thể biết chấp nhận thất bại một cách lịch sự* của mình.
.
Wenger cũng như các chàng trai trẻ Arsenal luôn tự hào rằng mình đang trình diễn một thứ bóng đá tấn công đẹp mắt, với sự phối hợp (theo họ là) nhịp nhàng uyển chuyển say đắm lòng người. Nên nhớ rằng tại Premiership hiện giờ, Arsenal mới chỉ ghi được có 48 bàn thắng, thua xa con số 65 bàn của M.U. Do đó, việc luôn _tự huyễn hoặc chính bản thân mình_ bằng cái lý do nói trên và coi đó là bình phong để chạy trốn các thất bại là một việc làm hết sức lố bịch.
.
Arsenal và Wenger, trong hơn một thập kỷ vừa qua vẫn tự nghĩ rằng họ xứng đáng có được mọi danh hiệu nhờ lối chơi đẹp mắt ấy của mình. Tuy vậy, nếu như họ có thể vượt trội về khả năng giữ bóng lâu hơn so với đối thủ của mình, sút nhiều hơn, tấn công nhiều hơn mà tổng cộng chỉ giành được khoảng 60% chiến thắng, mà lại luôn thất bại trong những trận cầu quyết định thì họ vẫn mãi chỉ là những kẻ thua cuộc đáng xấu hổ mà thôi.
.
Tuy vậy, mỗi khi lên tiếng ca lại bài hát muôn thủa về lối chơi hào hoa đẹp mắt của Arsenal, có lẽ Wenger và các CĐV Arsenal cũng quên luôn rằng Arsenal cũng là cái nôi dung túng cho những cầu thủ vô kỷ luật, xấu chơi vào bậc nhất trong lịch sử Premiership.
.
Thời còn bộ tứ hậu vệ lừng danh thì Martin Keown luôn là gã tiều phu với mọi tiền đạo. Thời kỳ tiếp nối là Patrick Viera với kỷ lục về số thẻ đỏ phải nhận trong khuôn khổ Premiership. Và rồi một loạt các tài năng trẻ của Arsenal, người thì phải ra toà, người thì phải cuốn gói khỏi Highbury vì tính vô kỷ luật. Có thể kể ra đây nào là Pennant, Upson, Bentley… toàn cũng một thời là niềm hy vọng của Wenger. Và trong những các cầu thủ trẻ tài năng hiện giờ, chúng ta cũng đã manh nha thấy mầm mống của sự vô kỷ luật từ Fabregas, từ Adebayor, từ Eboue…. được thể hiện trong trận chung kết Carling Cup vừa qua.
.
Có lẽ thói xấu của các cầu thủ Arsenal được bắt nguồn từ sự dung túng của ông thầy Wenger. Nhà dột từ nóc, ngạn ngữ ta đã nói như vậy từ đời xưa. Mỗi khi học trò của mình phạm lỗi, mỗi khi Arsenal bị thất bại, Wenger luôn tìm ra đủ mọi lý do để bào chữa, để bao biện cho sự kém cỏi của mình. Hậu quả là những tài năng do ông đào tạo ra, luôn được gán cho cái mác ‘khôn nhà dại chợ’. Thử hỏi đã có mấy ai trong những cầu thủ Arsenal được coi là không thể thiếu trong đội tuyển quốc gia của họ, như Rooney, như Ronaldo, như Terry?
.
Biểu tượng của Arsenal trong một thập kỷ vừa qua – Thierry Henry – là một ví dụ điển hình cho sự kém cỏi của các Pháo thủ trong những cuộc chơi mang tính sống còn. Sự mất bình tĩnh của Henry trong những trận đấu lớn có vẻ như đã lan sang thủ lĩnh tương lai của Arsenal – Francesc Fabregas. Fabregas luôn chứng tỏ mình là một cầu thủ xấu tính mỗi khi đội nhà không có được kết quả như ý – giống hệt ông thầy Wenger.
.
Người ta thấy Fabregas ném pizza vào ngài Alex khi Arsenal bị M.U vượt qua với tỉ số 2-0. Fabregas định lao vào choảng nhau với Mark Hughes khi mà Blackburn luôn tìm cách phá lối chơi của Arsenal. Fabregas cũng là một trong những nhân tố tích cực gây nên sự hỗn loạn ở trận chung kết Carling Cup vừa qua… Không chỉ có riêng Fabregas, đúng ra phải có đến 3 cầu thủ trẻ nữa của Arsenal xứng đáng bị treo giò: Kolo Toure, Emmanuel Adebayor và Emmanuel Eboue.
.
Những gì các cầu thủ trẻ của Arsenal thể hiện trong những phút cuối trận, chỉ ra sự kém cỏi một cách toàn diện của họ so với đội quân của Mourinho. Kể từ khi ‘người đặc biệt’ đến với Premiership, thầy và trò Arsenal luôn luôn là chiếu dưới mỗi khi đối đầu với Chelsea. Ba trận hoà và ba trận thua, có lẽ Wenger _không thể tiêu hoá nổi sự thật trần trụi_ là không biết đến bao giờ thì những tài năng trẻ do ông gây dựng mới có thể chiến thắng được túi tiền của Abramovich kết hợp với một cái đầu chiến lược?
.
Những phản ứng một cách trẻ con của Wenger và các tài năng trẻ của Arsenal sẽ không đem lại cho họ các thành công trong tương lai. Cần phải biết nhìn nhận một cách đúng đắn về thất bại thì người ta mới có thể trưởng thành hơn được. Người ta vẫn luôn nhớ đến ‘Cơn lốc màu da cam ‘ trong những năm 70 và đội tuyển Brazil năm 1982 như những đội bóng vĩ đại nhất, cho dù họ không đoạt được danh hiệu cao nhất WorldCup nào cả.
.
Socrates – một trong những thành viên của đội bóng Brazil năm 1982 năm ấy đã nói một câu mà tất cả những ai yêu bóng đá sẽ còn nhớ mãi: ‘Vẻ đẹp là điều quan trọng nhất. Chiến thắng chỉ đứng thứ nhì. Tất cả những gì đáng kể là hạnh phúc khi được chơi bóng ‘ . Do đó, những thất bại của Brazil hay Hà Lan luôn là những trận đấu mà họ có thể ngẩng cao đầu. Đáng tiếc là Arsenal hiện nay – một đội bóng luôn tự cho rằng là mình chơi đẹp – lại không có được phẩm chất đó.
.
.
. . .
.
(original: “Wenger và Arsenal: Cần phải biết chấp nhận thất bại một cách lịch sự” – Hoàng Anh Tú
RePosted by Sói Già)
./.
Pingback: DC collection 3 | DucQuoc's Blog
Có lẽ him vẫn chưa chịu hiểu ;-)
Wenger bất mãn đến độ từ chối bắt tay đồng nghiệp:
http://www.webthethao.vn/thethao/tintuc_detail/bongda/11/34483/Arsenal-lai-tham-bai-truoc-Man-City
Và… đến tận giờ này Arsenal vẫn chưa khá được:
http://www.vietnamplus.vn/Home/Arsenal-ngam-ngui-nhin-Birmingham-gio-cao-cup/20112/79761.vnplus
http://thethao.vietnamnet.vn/vn/champions-league/3706/arsenal–noi-bat-luc-cua-ke-chieu-duoi.html
. . .
Pingback: Change Set Comments | DucQuoc's Blog
Pingback: Fail-Foul-Fair | DucQuoc's Blog
Pingback: Gmail Schedule Action | DucQuoc's Blog
Pingback: DC Collection 4 – Personality Building | DucQuoc's Blog
Pingback: By The Book – I | DucQuoc's Blog