Learned Optimism Book

Nhân dịp Covid-19 bùng phát tại Đông Nam Á (và VN nói riêng), có nhiều thông tin “lan truyền năng lượng tích cực“, cũng như nhiều góp ý, “phê và tự phê“, … có thể thấy được trên mạng xã hội. Tôi cũng thử xem vài thông tin và áp dụng một số suy nghĩ của mình theo “critical thinking” (tạm dịch “nghiêm túc nghĩ lại”, dù có thấy người dịch là “tư duy phản biện” ) :

A/ 1 đoàn xét nghiệm Covid-19 đến xét nghiệm tổng quát 1 toà nhà gần chỗ tôi ở.
Có 2 điểm tôi quan sát mà suy nghĩ:

A1> Nhân viên xét nghiệm có đầy đủ đồ bảo hộ + nón che trong suốt + găng tay . Khi xong 1 tầng họ xịt sát khuẩn tay và bàn ghế đã dùng .

A2> Đội xét nghiệm bắt đầu xét nghiệm từ tầng trên cùng, từng tầng một xuống, cho đến tầng trệt.

B/ Quân đội phía Bắc vào hỗ trợ TpHCM (Quân khu 7 +… ) trong việc:

B1> kiểm soát dịch,

B2> hạn chế đầu cơ (ép giá nông dân + tăng giá người mua siêu thị)

, có thể giúp thêm
B3> ổn định tâm lý và “giám sát chéo” (CSGT địa phương cũng có người “this”, người “that”), và


B4> ngăn nguồn lây “chủ động” (thuyết âm mưu: gián điệp châu Á mang nguồn bệnh biến thể gieo hạt vào khu CN, xưởng, …)
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-trung-quoc-bao-ve-thu-do-bac-kinh-bang-moi-gia-20210802192602903.htm
https://tuoitre.vn/trung-quoc-phong-toa-hang-trieu-dan-yeu-cau-bao-ve-bac-kinh-bang-moi-gia-20210802193857075.htm

Nhưng suy nghĩ nhiều vẫn chưa ra hướng hợp lý toàn vẹn, mà lại phát sinh tạp niệm vẩn vơ có xu hướng “lạc mục tiêu” dễ bộc phát tới người lân cận; tôi tìm đến một số bài viết về Work From Home hiệu quả (giúp tránh mệt mỏi, quá tải “bị cắp thời gian“, dễ sinh tâm lý dồn nén, cáu gắt); và một số bài viết về tư duy như thế nào là “tích cực” , là “lạc quan” .
May mắn là tìm được một bài tóm tắt sách (theo original author là “summary” hơn là “review“), những điểm trong bài này đã giúp tôi nhiều về nhìn nhận và suy nghĩ ; nên xin phép chia sẻ lại ở đây.


.

.

.

(tác giả: T. Q. T.)

LEARNED OPTIMISM

Sự Lạc Quan Học Được.

Đôi dòng từ cuốn sách “Learned Optimism” của Tiến Sĩ Martin E.P. Seligman.
Lâu lâu làm tóm tắt sách, thấy có thể có ích nên chia sẻ luôn 😂.

Trong cuộc sống của mỗi người thì luôn có nhiều sự kiện xảy ra (bản thân cái việc không có sự kiện gì xảy ra cũng là một sự kiện đối với người đó – rối não chưa).
Cách chúng ta giải thích về một sự kiện sẽ cho ta biết mình có khuynh hướng lạc quan hay bi quan.

* Người bi quan có khuynh hướng tin rằng những sự kiện xấu sẽ kéo dài, loài xói mòn/suy yếu giá trị hay tất cả mọi việc mà họ đã làm/xây dựng, và là lỗi của chính bản thân họ. Với những sự kiện tốt họ cũng có khuynh hướng nghĩ rằng điều này sẽ qua nhanh thôi, và là do may mắn hay tài năng của người khác chứ không phải của bản thân họ

* Người lạc quan, ngược lại khi gặp trắc trở họ sẽ nghĩ rằng điều đó chỉ là tạm thời, chỉ giới hạn trong chính bản thân sự kiện này, và rằng sự việc xảy ra không phải (chỉ) là do lỗi của họ: ví dụ như do hoàn cảnh – Ơ!


Tại sao lại phải mất công phân biệt ra cách giải thích chủ quan hay bi quan? Sự bi quan có thể ảnh hưởng xấu tới mỗi người trên ít nhất bốn lĩnh vực:

1. Thứ nhất, người bi quan sẽ dễ bị rối loạn chán nản, phiền muộn (depression), nhất là khi người đó hay “nhai đi nhai lại” ý nghĩ bi quan.

2. Thứ hai, người bi quan sẽ đạt được thành tựu ít hơn so với tài năng mà họ có.

3. Thứ ba, sức khỏe của người bi quan – chức năng miễn dịch – có thể không tốt ở mức mà lẽ ra nó phải vậy, và tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn khi người đó già đi.

4. Cuối cùng, cuộc sống của người bi quan cũng không được viên mãn như lẽ ra nó nên thế.

Nói như vậy không có nghĩa là lúc nào ta cũng nên dùng cách giải thích lạc quan hay tỏ ra lạc quan. Nếu chi phí của việc thất bại trong một tình huống nào đó là lớn thì ta không nên dùng suy nghĩ lạc quan mà một chút bi quan lại phù hợp. Ví dụ những người hơi bi quan (mild pessimists) thì phù hợp với các công việc như: kỹ sư thiết kế an toàn, ước lượng giá, thương lượng hợp đồng, tài chính kế toán…

Còn lại thì ta nên áp cách giải thích lạc quan. Nói là “cách” là vì đây là thứ mà mỗi người có thể học và áp dụng, ngay cả đối với những người có khuynh hướng giải thích bi quan.

Vậy ta phải làm gì nếu ý nghĩ bi quan cứ vẫn vơ trong đầu.

Cách 1: Dùng kỹ thuật đánh lạc hướng

* Hướng sự chú ý của ta tới một ý nghĩ hay sự vât khác. Ta có thể quan sát thấy 1 đồ vật nào đó và quan sát tỉ mỉ, ví dụ tờ lịch, cuốn sách, cái cây, con mèo/chó.

* Quyết định là sẽ suy nghĩ về vấn đề đó vào một lúc nào đó khác, có thể lên lịch luôn cho thời điểm để suy nghĩ

* Viết cái suy nghĩ đó ra (trên giấy, máy tính, điện thoại) và sau đó hướng sự chú ý tới cái khác.

Cách 2: Dùng kĩ thuật chất vấn bác bỏ lại cái suy nghĩ/cách giải thích bi quan

* Dùng các bằng chứng dữ liệu để chỉ ra cái cách giải thích/suy nghĩ bi quan là sai.

Đây là điểm khác của cách suy nghĩ lạc quan so với cách “suy nghĩ tích cực” kiểu “mỗi ngày, trong mỗi việc, tôi sẽ làm tốt hơn và tốt hơn” như kiểu động viên của các bạn nhân viên đa cấp.

* Tìm những nguyên nhân khác cho sự kiện/cách giải thích bi quan: tập trung vào những nguyên nhân có thể thay đổi được, cụ thể, và không cá nhân hóa.

Ví dụ như khi thi rớt một môn nào đó thì mình có thể tìm những lý do như: mình chưa có bỏ ra nhiều thời gian đủ để học (có thể thay đổi được), hay kỳ thi này là thật sự khó (cụ thể), hay vi diệu hơn là sư này chấm điểm không công bằng – bleh !(không cá nhân hóa)

* Làm bớt trầm trọng cái suy nghĩ: ngay khi cả các bằng chứng dữ liệu không theo ý mình (vẫn hướng theo cái bị quan) thì coi thử việc đó có thực sự ngụ ý gì không (người ta đẹp hơn mình nhưng không có nghĩa là người ta sẽ giật được người yêu của mình) hay coi khả năng xảy ra của cái suy nghĩ bi quan đó có cao không, cao bao nhiêu (ví dụ lo sợ công việc/dự án của mình bị thất bại: khả năng cao thế nào?)

* Coi thử cái suy nghĩ/cách giải thích bi quan đó có ích lợi gì cho mình không tại thời điểm hiện tại.

Nếu không thì hãy dùng kỹ thuật đánh lạc hướng bên trên.

Ngoài các ý trên, tác giả còn đề cập tới việc ngày nay tại sao xã hội tỷ lệ những người bị “Rối Loạn Chán Nản” – Depression – ngày càng cao (ý gốc là của Mỹ, Phương Tây, mà tui thấy vẫn đúng ở Việt Nam, các nước phương Đông):

* Cái Tôi của mỗi cá nhân thì được bơm phồng lên bởi chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu dùng cá nhân.

* Sự kết nối cộng đồng ngày càng giảm.
Ở đây ám chỉ sự kết nối với đất nước, sự kết nối với địa phương, gia đình, hay thậm chí sự phát triển tâm linh của mỗi cá nhân. Điều này làm mất đi ý nghĩa kết nối bản thân cá nhân vào một cái gì đó to lớn hơn.

.

PS1: tui thì mạn phép góp thêm 1 ý là khi sự kiện gì đó xảy ra, chúng ta không nhất thiết phải đi tìm lý do để giải thích, để đổ lỗi. Hãy để nó như là (let it be).

PS2: tui làm bài test thì ra kết quả là có cái nhìn hơi bi quan.
Tui cũng hiểu đây là do môi trường/cách tôi lớn lên/trưởng thành.
Ví dụ cần phải nhận lãnh trách nhiệm khi có thất bại xảy ra hay phải biết khiêm tốn khi thành công.
Tin vui là tui sẽ áp dụng cách giải thích của tác giả ví dụ như trách nhiệm thất bại vẫn thuộc về tui nhưng lý do thất bại thì là những cái tạm thời, cụ thể, và không phải do cá nhân tôi (hoàn toàn).
Hoặc như khi thành công thì khiêm tốn nhưng cũng phải biết ghi nhận công sức/tài năng của cá nhân mình đã bỏ ra thế nào (dù không cần nói ra 😋).

PS3: trẻ nhỏ thì vẫn có thể có khuynh hướng bi quan và bị rối loạn chán nản nếu như ba mẹ hay cãi cọ trước mặt con cái. Và tệ hơn là cãi nhau/đánh nhau xong thì lại không giải thích được với con vì sao lại làm vậy. Tự dặn lòng!

./.

(Source: FB của Trung Thiều)

.

.

.

.

.

.

.

* Bonus:
Có thấy 2 quyển sách khác, có vẻ gần chủ đề, cùng từ nguồn tác giả bài viết ở trên. Tạm thời chưa tìm thấy review/summary phù hợp, sẽ bổ sung sau, giờ để hình lên đây luôn:

(escaping emotional entrapment – thoát bẫy cảm tính)

.

(grain brain – bánh mì & não bộ)

./.

About DucQuoc.wordpress.com

A brother, husband and father...
This entry was posted in CriticalThinking, CupidPolitics, PositiveReinforcement, Wisdom. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s