SS Collection 2 – Assertiveness


Như thế nào là quyết đoán?


Quyết đoán không phải là độc đoán. Quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Hầu hết mọi người đều cố gắng tỏ ra quyết đoán bằng một cách nào đó. Nhưng ít khi người ta thực hiện được như ý muốn. Tại sao?

Hãy phân tích để thấy điểm khác biệt giữa sự quyết đoán và các thái độ khác:

– Sự độc đoán: Hùng hổ để đạt được những điều mong muốn của bản thân bất chấp người khác bị ảnh hưởng ra sao.

– Sự độc đoán gián tiếp: bạn cố gắng đạt được điều mình mong muốn, nhưng không cho người khác biết bạn đang muốn gì. Có thể hiểu rằng bạn đang lừa dối người khác cho mục đích của mình. Ví dụ như một người đang cố tìm cách thoái thác việc tham dự một sự kiện nào đó.

– Bị động: Bạn thể hiện thái độ bị động khi lúc nào bạn cũng tự hạ thấp bản thân, chẳng bao giờ ủng hộ cho nhu cầu của mình mà cứ nhường cho thiên hạ. Bị động thường có nghĩa là tránh xung đột bằng mọi giá. Những kẻ bị động thường luôn miệng xin lỗi cho dù mình sai hay đúng.

– Quyết đoán: Quyết đoán nghĩa là bạn biểu lộ cảm xúc và nhu cầu của mình, nhưng bằng một cách thẳng thắn và chân thật. Bạn biết rằng mọi người xung quanh cũng có những mong muốn và hiểu rằng không ai hoàn hảo kể cả bạn, ai cũng có một giá trị đóng góp nhất định.


Làm thế nào để trở nên kiên định hơn?

Bạn phải mất thời gian rèn luyện để trở nên kiên định. Nhưng sau đây có một vài lời khuyên giúp bạn có thể ứng dụng ngay.

– Hãy nói thẳng: Điều này làm cho lời nói của bạn đơn giản và chân thật. Đừng nghĩ những nhu cầu của mình là tội lỗi.

– Hãy dùng đại từ “tôi”: Bạn nên làm chủ lời nói của mình. Nghĩa là, thay vì nói “Có vẻ tôi cần giúp đỡ” hãy nói “Tôi mong bạn giúp tôi“. Thay vì nói “Ở đây khó chịu quá” hãy nói “Tôi không thích ở đây“.

– Tìm cách thông tin điều mình muốn nói: Nếu điều bạn nói không được chú ý đến, hãy nói lại và đừng tỏ ra giận dữ. Hãy phát biểu như ban đầu cho đến khi được đón nhận.

– Tỏ ra thấu hiểu: Hãy để người khác biết bạn đang lắng nghe và cảm thông họ, ví dụ “Tôi hiểu rằng bạn muốn đi sớm hơn, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đến tháng sau“.

– Tận dụng ngôn ngữ của dáng điệu cơ thể: Luôn để ý đến điệu bộ bản thân. Hãy luôn đứng thẳng, vững vàng và nhìn vào mắt người đối diện.

Chúc các bạn thành công!

(Source: kynangsong.XiTrum.net)

.

.

.

.

.

.

.

.

./.

* Bonus:

https://is.gd/dq_assertive_pros_cons_jpg



(tham khảo thêm từ sách “Quyết đoán trong mọi tình huống” của Sue Hadfield & Gill Hasson)


./.

Posted in GameTheory, Marketing, PositiveReinforcement, Skill | 3 Comments

Fun Learning 4 Children

For 1-3 year old children, I would like to introduce some YouTube videos/channel, which is more about fun/entertainment, but also has nice and “kind” content (dialogues/songs) – educational with regard to resistance of learning.

Heo Peppa
(Peppa pig) + heo em George


.

.

.

.

.

.

.

.




Sói Wolfoo
(Wolfoo) + sói em Lucy

.

.

.

.

.

.

.

.

Gấu trúc BabyBus
(BabyBus) + mèo Mimi

.

.

.

.

.

.

.

.

Diana
và Roma

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Niki
(Nikita) và Vlad

.

.

.

.

.

.

.

.

. . .

./.

Posted in babysitting, GameTheory, PositiveReinforcement, Skill | 1 Comment

Keep Heart Healthy Book

Giữ tâm không bệnh

TT – Đọc Chẳng cũng khoái ru? của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, quả thật rất khoái. Khoái bút pháp rất giản dị nhưng chứa đầy “pháp vị” của tác giả (Thở không chỉ là thở, Nói không được…). Khoái cách “bắt mạch cho toa” một cách hóm hỉnh nhưng thật thân tình (Ngon và lành).


Thích những điều ông viết tưởng như nhẹ tênh mà thấm sâu tận gốc rễ nội tại (Có nghệ thuật ngủ…). Thích cách viết dung dị, đời thường, nhưng ẩn chứa những trăn trở, lo lắng khiến người đọc cũng phải suy ngẫm, bâng khuâng (Cho bệnh nhân, Bệnh và hoạn…, Một cách nhìn mới).

Hơn nữa, những gì ông muốn trao đổi với bạn đọc lúc nào cũng được trình bày bằng một ấn phẩm rất giản dị, vừa đủ xinh, chữ in to đẹp. Nội dung lại được chia ra thành tiểu phẩm ngắn. Đọc không quá “no” mắt, lại không “chật” đầu.

Qua các tiểu phẩm của ông, ta nhận ra bệnh tình của thân và tâm mình, không ít thì nhiều, cũng từ “ba nghiệp sáu căn” mà bệnh (Ai biểu già chi), cũng tại những định kiến, ái kiến mà khổ (Ưng vô sở trụ), cũng ngờ ngợ, lớ quớ mà lầm (Bác sĩ nhà quê). Nói tóm lại, những điều Đỗ Hồng Ngọc viết không lạ, nhất là với những ai đã từng đọc nhiều tác phẩm khác của ông (Già ơi… chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Nghĩ từ trái tim, Thư gửi người bận rộn, Như thị…).

Ta hiểu ta có thể đã gặp, ta biết rất rõ, nhưng sao các tác phẩm của ông ta đều thấy cần thiết để đọc, cần thiết “bị” nhắc nhở, cần thiết nghe ông “kê bệnh cho toa” mà không thấy nhàm chán chút nào.

Đọc Đỗ Hồng Ngọc để cười sảng khoái, để được thực tập và nhất là để nhận rõ thân có thể bệnh nhưng tâm không được bệnh. Giữ tâm an vui sẽ điều trị được thân bệnh một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Thế “chẳng cũng khoái ru“?



(Chẳng cũng khoái ru?, Đỗ Hồng Ngọc, NXB Văn Nghệ)

./.

(Source: TuoiTreOnline)

Posted in PositiveReinforcement, Reading, Skill, Wisdom | Leave a comment

A* Algorithm AI – formal

Thuật giải A* – tìm đường (pathfinding), là 1 dạng thuật toán tìm kiếm có sử dụng Heuristic, có thể minh họa cho AI – intro/khởi đầu.

Có khá nhiều biến thể (variants), từ 7, 10, …, thậm chí lên tới 20.
Ý tưởng của tôi là sẽ dùng 5 cách diễn tả khác nhau về giải thuật này:
+ formal
+ informal
+ complicated
+ simplified
+ demystified

A* AI – formal

Heuristic và hàm Heuristic là gì?

Heuristic là phương pháp giải quyết vấn đề dựa trên phỏng đoán, ước chừng, kinh nghiệm, trực giác để tìm ra giải pháp gần như là tốt nhất và nhanh chóng.

Hàm Heuristic là hàm ứng với mỗi trạng thái hay mỗi sự lựa chọn một giá trị ý nghĩa đối với vấn đề dựa vào giá trị hàm này ta lựa chọn hành động.

A* là gì?

A* là giải thuật tìm kiếm trong đồ thị, tìm đường đi từ một đỉnh hiện tại đến đỉnh đích có sử dụng hàm để ước lượng khoảng cách hay còn gọi là hàm Heuristic.

Từ trạng thái hiện tại A* xây dựng tất cả các đường đi có thể đi dùng hàm ước lược khoảng cách (hàm Heuristic) để đánh giá đường đi tốt nhất có thể đi. Tùy theo mỗi dạng bài khác nhau mà hàm Heuristic sẽ được đánh giá khác nhau. A* luôn tìm được đường đi ngắn nhất nếu tồn tại đường đi như thế.

A* lưu giữ một tập các đường đi qua đồ thị, từ đỉnh bắt đầu đến đỉnh kết thúc, tập các đỉnh có thể đi tiếp được lưu trong tập Open.

Thứ tự ưu tiên cho một đường đi đươc quyết định bởi hàm Heuristic được đánh giá f(x) = g(x) + h(x)

  • g(x) là chi chi phí của đường đi từ điểm xuất phát cho đến thời điểm hiện tại.
  • h(x) là hàm ước lượng chi phí từ đỉnh hiện tại đến đỉnh đích f(x) thường có giá trị càng thấp thì độ ưu tiên càng cao.

Thuật giải A*

  1. Open: tập các trạng thái đã được sinh ra nhưng chưa được xét đến.
  2. Close: tập các trạng thái đã được xét đến.
  3. Cost(p, q): là khoảng cách giữa pq.
  4. g(p): khoảng cách từ trạng thái đầu đến trạng thái hiện tại p.
  5. h(p): giá trị được lượng giá từ trạng thái hiện tại đến trạng thái đích.
  6. f(p) = g(p) + h(p)
    • Bước 1:
      • Open: = {s}
      • Close: = {}
    • Bước 2: while (Open !={})
      • Chọn trạng thái (đỉnh) tốt nhất p trong Open (xóa p khỏi Open).
      • Nếu p là trạng thái kết thúc thì thoát.
      • Chuyển p qua Close và tạo ra các trạng thái kế tiếp q sau p.
        • Nếu q đã có trong Open
          • Nếu g(q) > g(p) + Cost(p, q)
            • g(q) = g(p) + Cost(p, q)
            • f(q) = g(q) + h(q)
            • prev(q) = p (đỉnh cha của q là p)
        • Nếu q chưa có trong Open
          • g(q) = g(p) + cost(p, q)
          • f(q) = g(q) + h(q)
          • prev(q) = p
          • Thêm q vào Open
        • Nếu q có trong Close
          • Nếu g(q) > g(p) + Cost(p, q)
            • Bỏ q khỏi Close
            • Thêm q vào Open
    • Bước 3: Không tìm được. 

Mô phỏng trên đồ thị

h(A) = 60 / h(B) = 53 / h(C) = 36 / h(D) = 35 / h(E) = 35 / h(F) = 19 / h(G) = 16 / h(H) = 38 / h(I) = 23 / h(J) = 0 / h(K) = 7

  • Đỉnh bắt đầu A.
  • Đỉnh kết thúc K.
  • Ước lượng khoảng cách từ đỉnh hiện tại cho đến đỉnh kết thúc f(x)=g(x)+h(x) trong đó g là khoảng cách ngắn nhất từ đỉnh hiện tại đến đích. Ví dụ: f(A) = 0 + 60.
BướcPCác đỉnh nối với POpenClose
0  A60 
1AB, HB64, H53A
2HG, I, AB64, G34, I45A, H
3GH, K, FB64, I45, K32, F53A, H, G
4KG, F, JB64, J32, F49, I45A, H, G
5K (dừng)   

Cây tìm kiếm ứng với đồ thị trên.

Từ đó mô phỏng thuật toán trên C++ dựa trên đồ thị ở trên.

Hiện thực giải thuật A*

Cách lưu các giá trị trên cây đồ thị

Dùng 2 file Input1.txt và Input2.txt để lưu các trọng số trên cây đồ thị.

File Input1.txt lưu giá trị h của mỗi node mà đề bài cho còn file Input2.txt lưu dưới dạng ma trận lưu khoảng cách giữa 2 điểm nếu giữa 2 điểm không có đoạn nối đánh 0 (tức khoảng cách giữa hai đỉnh này bằng không hoặc không có đoạn nối 2 đỉnh này).

Nội dung file Input1.txt lưu:

11
60 53 36 35 35 19 26 38 23 0 7

Trong đó: 

  • 11 là số đỉnh.
  • Mảng ở dưới là lưu các giá trị h của mỗi đỉnh theo thứ tự.

Nội dung file Input2.txt lưu:

11
0  11  0  0  0  0  0  15 0  0  0 
11 0   9  0  0  0  0  0  0  0  0
0  9   0  1  0  0  0  0  0  0  0
0  0   1  0  2  0  0  0  0  0  0
0  0   0  2  0  11 0  0  0  0  0
0  0   0  0  11 0  16 0  0  0  5
0  0   0  0  0  16 0  3  0  0  7
15 0   0  0  0  0  3  0  7  0  0
0  0   0  0  0  0  0  7  0  29 0
0  0   0  0  0  0  0  0  29 0  7
0  0   0  0  0  5  7  0  0  7  0

Trong đó:

  • 11 là số đỉnh
  • Ma trận kề ở dưới lưu mỗi liên hệ giữa 2 đỉnh và độ dài 2 đỉnh đó trong đồ thị theo thứ tự của các đỉnh.

Sau đó tạo 1 file main.cpp lưu đoạn code dưới này và chạy chương trình. Chương trình cho kết quả thứ tự các node đi qua từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc.

#include <fstream>
#include <iostream>
using namespace std;

struct Node
{
	int index;  // so thu tu
	int g;      // khoang cach tu dinh ban dau den dinh hien ta
	int f;      // f = h + g;
	int h;      // duong di ngan nhat
	int color;  // danh dau dinh di qua
	int parent;    // dinh cha
};

int a[100][100];
Node p[100];
Node Open[100];
Node Close[100];

void ReadInputFile1(int *b, int &n)
{
	fstream fs1("Input1.txt");

	if (!fs1.is_open())
	{
		cout << "Khong the mo duoc file!";
	}
	else
	{
		fs1 >> n;

		for (int i = 0; i < n; i++)
		{
			fs1 >> b[i];
		}
	}
    fs1.close();
}

void ReadInputFile2(int a[100][100], int &n, int &start, int &finsh)
{
	fstream fs2("Input2.txt");

	if (!fs2.is_open())
	{
		cout << "Khong the mo duoc file!";
	}
	else
	{
		fs2 >> n >> start >> finsh;

		for (int i = 0; i < n; i++)
		{
			for (int j = 0; j < n; j++)
				fs2 >> a[i][j];
		}
	}
	fs2.close();
}

void RhowMatrix(int a[100][100], int n)
{
	for (int i = 0; i < n; i++)
	{
		for (int j = 0; j < n; j++)
		{
			cout << a[i][j] << "\t";
		}
		cout << "\n";
	}
}

int Count(int n, Node *Open)
{
	int count = 0;
	for (int i = 0; i < n; i++)
	{
		if (Open[i].color == 1)
			count++;
	}
	return count;
}

int Find(int n, Node *Open)
{

	for (int i = 0; i < n; i++)
		if (Open[i].color == 1)
			return i;
    return -1;
}

int FindMin(int n, Node *Open)
{
	int minIndex = Find(n, Open);
	int min = Open[minIndex].f;
	for (int i = 0; i < n; i++)
	{
		if (Open[i].f < min && Open[i].color == 1)
		{
			minIndex = i;
			min = Open[i].f;
		}
	}
	return minIndex;
}

void Init(int n, int *b)
{
	for (int i = 0; i < n; i++)
	{
		p[i].index = i;
		p[i].color = 0;
		p[i].g = b[i];
		p[i].parent = 0;
		p[i].f = p[i].g;
		p[i].h = 0;
	}
}

int FindPoint(int n, Node *q, int o)
{
	for (int i = 0; i < n; i++)
		if (q[i].index == o)
			return  i;
    return -1;
}

void AStar(int a[100][100], int n, int start, int finsh, int b[])
{
	int l = 0;
	Open[l] = p[start];
	Open[l].color = 1;
	Open[l].f = Open[l].h + Open[l].g;
	l++;
	int w = 0;

	while (Count(l, Open) != 0) // kiem tra xem tap Open co con phan tu nao khong
	{
		int k = Findmin(n, Open); // tim vi tri nho nhat trong Open
		Open[k].color = 2; // cho diem tim duoc vao Close
		Close[w] = Open[k];
		Close[w].color = 2;
		w++;
		p[FindPoint(n, p, Open[k].index)].color = 2;
		if (FindPoint(n, p, Open[k].index) == finsh)
		{
			cout << "Duong di qua  la" << endl;
			cout << finsh << "\t";
			int y = FindPoint(w, Close, finsh);
			int u = Close[y].parent;
			while (u != start)
			{
				y = FindPoint(w, Close, u);
				u = Close[y].parent;
				cout << u << "\t";
			}
			break;
		}
		else
		{
			for (int i = 0; i < n; i++)
			{
				if (a[FindPoint(n, p, Open[k].index)][i] != 0 && p[i].color == 0) // neu chua co trong Open va Close
				{
					Open[l] = p[i];
					Open[l].color = 1;
					Open[l].h = a[FindPoint(n, p, Open[k].index)][i] + Open[k].h; // tinh h khoang cach ngan nhat tu dinh bat dau den dinh hien tai 
					Open[l].f = Open[l].g + Open[l].h;
					Open[l].parent = FindPoint(n, p, Open[k].index);
					p[i].color = 1;
					l++;
				}
				if (a[FindPoint(n, p, Open[k].index)][i] != 0 && p[i].color == 1) // neu dinh da co trong Open
				{
					int h = FindPoint(l, Open, p[i].index);
					Node tempNode = p[i];
					tempNode.color = 1;
					tempNode.h = a[FindPoint(n, p, Open[k].index)][i] + Open[k].h;
					tempNode.parent = k;
					tempNode.f = tempNode.h + tempNode.g;
					if (tempNode.f < Open[h].f) // neu f trang thai hien tai be hon trang thai cap nhat truoc do			
						Open[h] = tempNode;
				}
				if (a[FindPoint(n, p, Open[k].index)][i] != 0 && p[i].color == 2) // neu dinh da co trong Close
				{
					int h = FindPoint(l, Close, p[i].index);
					Node tempNode = p[i];
					tempNode.color = 1;
					tempNode.h = a[FindPoint(n, p, Open[k].index)][i] + Open[k].h;
					tempNode.parent = k;
					tempNode.f = tempNode.h + tempNode.g;
					if (tempNode.f < Close[h].f) // neu f trang thai hien tai be hon trang thai truoc do	
					{
						Open[l] = tempNode; // them vao Open
						Close[h].color = 1; // danh dau dinh do thuoc Open						
						l++;
					}
				}
			}
		}
	}
}

int main()
{
	int n;	
	int start;
	int finish;
	int b[100];

	ReadInputFile1(b, n);
	ReadInputFile2(a, n, start, finish);

	Init(n, b);
	cout << "Dinh bat dau" << endl;
	cout << start << endl;
	cout << "Dinh ket thuc" << endl;
	cout << finsh << endl;

	AStar(a, n, start, finish, b);
	return 0;
}

Nhận xét

Ưu điểm

Một thuật giải linh động, tổng quát, trong đó hàm chứa cả tìm kiếm chiều sâutìm kiếm chiều rộng và những nguyên lý Heuristic khác. Nhanh chóng tìm đến lời giải với sự định hướng của hàm Heuristic. Chính vì thế mà người ta thường nói A* chính là thuật giải tiêu biểu cho Heuristic.

Nhược điểm

A* rất linh động nhưng vẫn gặp một khuyết điểm cơ bản – giống như chiến lược tìm kiếm chiều rộng – đó là tốn khá nhiều bộ nhớ để lưu lại những trạng thái đã đi qua.

./.

(Source: stdio VN)

.

.

.

.

.

.

.


./.

Posted in GameTheory, Marketing, PositiveReinforcement, Skill | Leave a comment

Photos Young Old

Photos of the young photographer

1/

.

.

.

.

2/

.

.

.

.

3/

.

.

.

.

4/

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Photos of the old photographer

.

.

.

.

.

.

.

.

5/

.

.

.

.

.

.

.

.

6/

.

.

.

.

.

.

.

.

7/

.

.

.

.

.

.

.

.

8/

.

.

.

.

.

.

.

.

./.

Posted in babysitting, CriticalThinking, Feeling, Marketing | Leave a comment

Wish Learned 20

Được truyền cảm hứng từ 1 bài viết đọc được trên mạng Internet, tôi xin chia sẻ một số điều mà tôi ước gì đã học được sớm hơn từ những năm đầu 20.

Loạt bài này, nếu đặt tên dài sẽ là “20 things I wish I’d Learned in my 20s (the easy way)” – hoặc đại loại vậy. Ở đây cách đặt title headline và hợp xu hướng keyword/hashtag category thì chỉ ngắn gọn là “20 Wish Learned“.

.

.

.

20 Learned Wish – L1


(Tác giả: H. Đ – tiêu đề ở đây do tác giả blog – a.k.a người dẫn – đặt)

Hiểu Hóm Hỉnh

Sống ở Úc 1.5 năm. Bắt đầu nhận ra thế nào là khác biệt văn hóa. Ngòai vấn đề ăn uống, giao tiếp là cốt lõi của khác biệt văn hóa. Nhờ giao tiếp, con người có hoặc không có khả năng hòa nhập vào cộng đồng. Hòa nhập cộng đồng có nghĩa là có tình bạn, sự chia sẻ, đồng cảm với những người bản xứ.

Cốt lõi của giao tiếp là cách làm cho người nghe cảm thấy thú vị về mình và nhờ vậy có được sự chấp nhận như là một người bạn. Đặc thù của sự thú vị chính là sự hài hước được người nói truyền tải trong những cuộc giao tiếp.

Cách nghĩ về sự hài hước thể hiện ở điểm người nói dùng cách gì nhiều nhất để tạo tiếng cười khi giao tiếp. Ba vùng Sydney, Hà Nội, Sài Gòn có những sự khác biệt sau đây:

Sài Gòn: người Sài Gòn thường kể về một câu chuyện nào đó có tính bất ngờ, phi lý. Tiếng cười được tạo ra khi những bất ngờ này được nhắc đến. Ví dụ câu chuyện này có thể gây cười ở Sài Gòn: Có ông kia làm giáo viên muốn mua nhà. Kí hợp đồng trả góp trong 30 năm. Năm nay ổng 40 tuổi. Không biết đến lúc nào ổng mới làm chủ được căn nhà. Ở Sài Gòn, muốn chọc cười người nghe nên có hiểu biết chung về xã hội, để ý những điều lạ, hoặc phi lý. 

Hà Nội: Người Hà Nội, hay người Bắc nói chung thường gán một đặc điểm cho một người nghe và dùng đặc điểm này để chọc cười. Ví dụ trong bàn tiệc, một người muốn mua vui thì hay nói: “Á à, hôm qua tao thấy mày đi với bé con thầy, hay là lại muốn tăm tia làm rể thầy đây ?“. Sau đó những người khác cũng tham gia: “Ui thế à, trông thế này mà đa tình ra phết nhỉ?“. Sau đó tùy vào phản ứng của “nạn nhân” mà câu chuyện trở nên thú vị. “Nạn nhân” trong cuộc giao tiếp này phải biết dùng ngôn từ mà lèo lái, xử trí tình huống cho thật thú vị.

Sydney (người Aussie): Câu thường nghe nhất trong cuộc nói chuyện với người bản xứ Sydney là: “…I was like…“. Người Úc pha trò bằng cách kể về tình huống mà bản thân mình đã trải qua (hoặc vờ như đã trải qua). Chỗ buồn cười của câu chuyện chính là lúc người nói nhắc đến cảm xúc, hay phản ứng của mình trong tình huống được kể. Lúc này, người nói tìm cách thay đổi giọng nói, thay đổi hành vi thái độ khuôn mặt cho thật hề để mua được tiếng cười người nghe. 

Thường thì người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng thường rất nghiêm túc khi nghe người khác kể về những tình huống cá nhân. Điều này xuất phát từ tâm lý tương thân tương ái, muốn đồng cảm và chia sẻ. Vì vậy, họ thường không cảm thấy vui trong những câu chuyện hài của người Aussie. Một người bạn bên Singapore của mình đã phàn nàn: “Thật là cười không nổi với cái kiểu hài hước của Úc“. 

Mặt khác thì người Á Đông ít nói về bản thân mình. Kể về những tình huống hơi lố về bản thân làm cho họ cảm thấy xấu hổ. Vì vậy người Á Đông thường gặp khó khăn khi giao tiếp với người Aussie. Ngược lại, người Aussie lại cảm thấy người Á Đông không hài hước, nhạt nhẽo, nói chuyện quá nghiêm túc.

Hẳn nhiên là có người có chỉ số “thông minh về văn hóa” cao. Họ nhanh chóng bắt nhịp được cách pha trò của những người ở nền văn hóa khác. Nhờ vậy mà họ hòa nhập cộng đồng rất dễ.

Nhưng phần lớn con người ta thường khó thay đổi thói quen giao tiếp. Họ cảm thấy quen và thoải mái với cách giao tiếp mà mình sử dụng từ bé đến lớn. Thay đổi thói quen này thường gặp trở ngại về mặt tâm lý. Họ cảm thấy hơi giả tạo hoặc không tự nhiên với cách giao tiếp mới. Dù sao thì cảm giác đó cũng là do sự khác biệt về niềm tin văn hóa.

Kết luận là: Khi sống ở một môi trường văn hóa xa lạ, điều đầu tiên cần tìm hiểu là cách mà người bản xứ mua vui trong giao tiếp. Thay đổi được cách giao tiếp của mình nghĩa là đã đặt được một chân vào cộng đồng người bản xứ.

./.

(Source: FB note của Hiếu Đào)

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


Hóm hỉnh: hài hước, khôi hài, tiếu lâm, rừng cười (từ miền Nam).

(Một số độc giả giỏi tiếng Anh có thể thắc mắc “Learned” vs “Learnt”, may mắn đã có 1 bài viết khác về vấn đề này:

https://ducquoc.wordpress.com/2019/01/02/learnt-or-learned/

)

./.

Posted in Marketing, PositiveReinforcement, Skill, Wisdom | Leave a comment

Ranking & ELO in LoL

Xếp hạng & ELO trong LMHT

Bài viết này tôi sẽ giải thích cho các bạn Elo ẩn trong Liên Minh Huyền Thoại (League Of Legends) là gì? Vì sao lại bị Hell Elo hay High Elo, nhảy Rank hay tụt Rank…

Từ nửa sau mùa giải 3 đến nay, điểm tính xếp hạng Elo của chúng ta được chuyển sang cách tính theo các bậc.

Mặt tốt của cách tính này mang lại đó chính là việc giúp phân chia trình độ người chơi khá rõ rệt. Những người chơi tốt dễ đạt được các thứ hạng cao, và đương nhiên những người chơi yếu sẽ phải chấp nhận những bậc xếp hạng thấp.

Tuy nhiên dù là bậc xếp hạng nào thì vẫn căn cứ vào điểm Elo để cộng hoặc trừ điểm sau mỗi trận đấu, ngay cả việc được nhảy rank hoặc tụt rank. Vì điểm Elo này không được hiển thị nên người ta gọi nó là Elo ẩn. .

Thực ra để hiểu về vấn đề cộng, trừ bao nhiêu điểm sau mỗi trận đấu hay nhảy rank, tụt rank rất phức tạp. Ở bài viết này tôi xin nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

ELO TRUNG BÌNH LÀ GÌ?

– Điểm Elo trung bình được tính bằng [Tổng số điểm Elo ẩn của tất cả những người ở mức rank A] đem chia cho [Số người ở mức Rank A], ta sẽ được Elo trung bình của mức Rank A.

Dưới đây là điểm Elo ẩn trung bình tính theo các bậc. Lưu ý đây chỉ là điểm mang tính chất tham khảo vì các máy chủ có sự khác biệt cũng như chính số lượng người ở các bậc chơi quyết định đến điểm số này, vì vậy nó luôn thay đổi.

Elo của Rank Bạc (Silver):

  • Bạc V = 1200 Elo ( Mốc mặc định cho game thủ chưa đấu rank lần nào )
  • Bạc IV = 1250 Elo.
  • Bạc III = 1300 Elo.
  • Bạc II = 1350 Elo.
  • Bạc I = 1400 Elo.

Elo của Rank vàng (Gold):

  • Vàng V = 1450.
  • Vàng IV = 1500.
  • Vàng III = 1550
  • Vàng II = 1600
  • Vàng I = 1650

Elo của Rank bạch kim (Platinum):

  • Bạch Kim V = 1700
  • Bạch Kim IV = 1750
  • Bạch Kim III = 1800
  • Bạch Kim II = 1850
  • Bạch Kim I = 1900

Elo của Rank Kim Cương (Diamond):

  • Kim Cương V = 1950
  • Kim Cương IV = 2000
  • Kim Cương III = 2050
  • Kim Cương II = 2100
  • Kim Cương = 2150.

Elo của Rank thách đấu (Challenger): Lớn hơn >2500 điểm Elo

Tại sao nó lại thay đổi ư? Như đã nói, số người đạt được mức Rank A mỗi ngày một khác, điểm Elo của người chơi cũng khác nhau, người cao người thấp nên mức Elo trung bình của bậc Rank sẽ thay đổi theo.

Điều đó giải thích lý do vì sao nếu lâu ngày các bạn không đánh xếp hạng thì sau đó bạn có thể nhận được điểm cộng hoặc trừ sau mỗi trận đấu hoàn toàn khác thời điểm trước đó.

Hay việc những người có cùng bậc xếp hạng vào mùa trước, có thể coi như cùng điểm Elo ẩn, nhưng khi bắt đầu mùa mới với việc thời điểm đánh khác nhau đem lại mức Rank cũng như Elo ẩn sau 10 trận đầu tại mùa giải mới là khác nhau.

– Điểm Elo ẩn của bạn sẽ phụ thuộc vào 10 trận đầu tiên của mùa giải mới. Điểm này sẽ theo bạn từ đầu mùa giải đến cuối mùa giải. Tức là khi bạn đạt mức Rank A không phải do bạn có Elo ẩn đạt đủ điểm Elo trung bình của mức Rank A này, mà đơn giản là do bạn đã hoàn thành chuỗi thăng cấp Rank mà thôi.

Và khi đạt được mức Rank A, dù điểm Elo ẩn của bạn cao hơn hay thấp hơn Elo trung bình của bậc Rank đó thì điểm Elo ẩn của bạn vẫn được duy trì tiếp chứ không hề được reset lại cho bằng điểm Elo trung bình của Rank A. – Elo trung bình của mức Rank dùng để xác định xem bạn đang High Elo (Elo cao) hay Hell Elo (Elo thấp)

HIGH ELO LÀ GÌ?

– High Elo tức là bạn có mức Elo ẩn cao hơn mức Elo trung bình của bậc Rank bạn đang sở hữu. Có nhiều cách để đạt được High Elo bằng một trong các trường hợp sau:

Rank Kim cương 1 từ mùa trước trở lên và hoàn thành chuỗi xếp hạng có trên 6 trận thắng. Tất nhiên sau đó bạn sẽ đánh thắng nhiều hơn là bị thua Tỷ lệ thắng cao, có nhiều trận thắng liên tục (Chuỗi thắng) Nhiều lần được những chuỗi thắng Ít khi bị dính những chuỗi thua dài

– Nhảy Rank tức là bạn đánh xong chuỗi và đạt được mức Rank nhảy thêm một bậc so với bậc bạn đáng nhận được. Ví dụ đang chuỗi Bạch kim 5 lên 4 nhưng khi hoàn thành chuỗi thăng hạn bạn lại được bậc Bạch Kim 3.

– Bạn sẽ nhảy Rank khi điểm Elo ẩn của bạn cao hơn điểm Elo trung bình tại mức Rank mà bạn đang sở hữu ít nhất là 2 bậc (Bạn Bạch kim 5 nhưng Elo ẩn của bạn đang cao hơn cả Elo ẩn trung bình của Rank Bạch kim 3) -> Hoặc nói ngắn gọn là bạn đang High Elo 2 bậc.

– Bạn có thể tối đa 2 lần nhảy Rank ở một Chuỗi Rank. Ví dụ như ở Chuỗi Rank Vàng bạn có thể nhảy rank từ Vàng 5 lên Vàng 3 và sau đó là từ Vàng 3 lên Vàng 1.

– Đặc biệt có những trường hợp nhảy Rank không qua chuỗi, trường hợp này chỉ áp dụng với chuỗi bo3 (Best of Three). Ví dụ bạn đang Vàng 5 có 80 điểm, trận tiếp theo bạn thắng theo bình thường sẽ là vào chuỗi bo3 lên Vàng 4. Nhưng sau trận thắng tiếp theo đó bạn có thể lên thẳng vàng 4, đôi khi có thể là cả vàng 3 mà không hề vào chuỗi hay phải đánh chuỗi (Đã có trường hợp 17 trận thắng liên tục từ Vàng 5 lên thẳng Bạch Kim 5 chỉ thông qua một chuỗi Bo5 duy nhất từ Vàng lên Bạch Kim).

– High Elo sẽ giúp bạn có nhiều điểm Elo được cộng và ít điểm Elo bị trừ sau mỗi trận đấu. Chuỗi thắng càng dài thì Elo được cộng càng nhiều và Elo bị trừ càng ít, tương tự tỷ lệ thắng cũng vậy.

HELL ELO LÀ GÌ?

– Hell Elo tức là bạn có mức Elo ẩn thấp hơn mức Elo trung bình của bậc Rank bạn đang sở hữu. Bạn sẽ bị dính Hell Elo khi:

Bạn có tỷ lệ thua cao, hoặc bị thua nhiều trận liên tục (Chuỗi thua) Nhiều lần bị mắc chuỗi thua Bạn thua nhiều lần Chuỗi thăng hạng hoặc phải đánh quá nhiều trận ở một mức Rank (Kỳ cựu)

– Bạn sẽ bị tụt Rank khi điểm Elo ẩn của bạn thấp hơn điểm Elo trung bình tại mức Rank mà bạn đang sở hữu 1 bậc trở lên (Bạn Bạch kim 3 nhưng Elo ẩn của bạn chỉ bằng Elo trung bình của Rank Bạch kim 4), thường là khi bạn có Elo ẩn thấp hơn Elo trung bình của mức Rank bạn đang sở hữu, đang 0 điểm và sau đó có nhiều trận thua liên tục ( trên 2 trận thua là đã có thể bị rớt hạng) -> Hoặc nói ngắn gọn là Hell Elo 1 bậc

– Bạn cũng có thể tụt Rank dần nếu bạn không đánh xếp hạng sau 28 ngày.

– Hell Elo sẽ khiến bạn có ít điểm Elo được cộng và nhiều điểm Elo bị trừ sau mỗi trận đấu. Chuỗi thua càng dài thì Elo được cộng càng ít và Elo bị trừ càng tăng, tương tự tỷ lệ thua cũng vậy.

Quả thật chúng ta ai cũng muốn mình đạt được High Elo chứ chẳng ai muốn bị Hell Elo cả. Một khi dính Hell Elo thì để thoát khỏi nó là rất khó. Hell Elo cũng có Hell nhẹ và Hell nặng. Những người đánh 10 trận mà thua đến 5 trận trở lên thì khả năng Hell Elo là cực kỳ cao. Muốn thoát khỏi Hell Elo các thì chỉ có một cách duy nhất :

Số trận thắng phải nhiều hơn số trận thua, nói cách khác là nâng cao tỷ lệ thắng lên – Có được nhiều trận thắng liên tục, càng nhiều càng tốt.

Một điều quan trọng, khi bạn lên được bậc Thách đấu thì ở đây sẽ có một vài điều đặc biệt, điểm Elo ẩn của bạn sẽ được cung cấp tạm thời vào lúc này. Theo đó ở Thách đấu điểm Elo ẩn của bạn sẽ được mặc định thay đổi thành 2900 dù bạn đang có Elo ẩn là bao nhiêu đi nữa. Tuy nhiên số điểm Elo cộng trừ sau mỗi trận đấu vẫn phụ thuộc chính vào tỷ lệ thắng cũng như số trận mà bạn đang sở hữu.

Bài viết được tổng hợp từ người đã từng chơi 6 năm Liên Minh Huyền Thoại kể từ máy chủ Bắc Mỹ, đã từng chơi rất rất nhiều các tài khoản với các bậc Rank khác nhau.

Theo Esports Việt

./.

(Source: GameK , GenK )

.

.

.

.

.

*** Bonus

LMHT gọi điểm ẩn là MMR (Match Maker Rating) thay vì ELO, có lẽ là 1 cách alias.

Với lượng người chơi ngày càng đông thì LoL nay đã có thêm rank “Master” (cao thủ) ở trên Diamond và dưới Challenger .

Master V -> Master I: master nhỏ

Master (Master I): master candiadates cho Challenger – cập nhật BXH mỗi ngày – master lớn (Grand Master)

Challenger (Challenger I): top 200 tài khoản người chơi có điểm ELO cao nhất trong các Master/GrandMaster . (cũ : chỉ top 50, nhưng nay lên tới top 200).

Và ở trên có nói về “ELO decay” – tụt điểm dần và rớt rank nếu lâu quá ko chơi xếp hạng – cái này chỉ áp dụng cho rank bậc cao. Kiểu “lụt nghề” do không trui rèn kỹ năng a.k.a “rusty” . Cụ thể trong LMHT (LoL) là từ rank Diamond trở lên.

Cách tính điểm ELO truyền thống cho cờ: http://vietnamchess.vn/index.php/vi/experience-news/56-experience/759-ratinglession1

P.S: không chỉ cờ, MOBA (Dota Warcraft, LoL, AoV/KoH, …) mà bây giờ nhiều game online khác cũng áp dụng xếp hạng kiểu “danh hiệu/tầng bậc” để thay cho điểm ELO. (kể cả game đối kháng cá nhân như đá banh FIFA, hay board game như Ma Sói)

./.

Posted in GameTheory, Marketing, Skill | Leave a comment

Target Audience 4 Marketers

khach-hang-muc-tieu-la-gi-2

 

5 BƯỚC XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CHUẨN NHẤT CHO MARKETERS

Xác định khách hàng mục tiêu và phân tích là một phần không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào. Cách duy nhất để biết mình nên nói gì trong các chiến dịch, đó là biết mình đang nói chuyện với ai và họ muốn nghe gì.

 

I> VÌ SAO BẠN CẦN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU?

vi sao can xac dinh khach hang muc tieu

 

Giải thích luôn nếu như bạn chưa biết: Khách hàng mục tiêu là tất cả những người có thể quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ngân sách tiếp thị có hạn, và bạn không đủ giàu để tiếp cận và “chăm sóc” tất cả mọi người. Bạn cần xác định rõ chân dung của người mà mình đang nhắm tới, để:

▪️ “Nhắm bắn” đúng đối tượng sẽ hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của bạn

▪️ Tạo nên những nội dung “cá nhân hóa” hơn, nhắm đến những nhóm khách hàng chuyên biệt hơn

▪️ Tìm ra vấn đề thực sự mà họ gặp phải và giải quyết nó (user Pain Point)

▪️ Tiết kiệm chi phí cho các chiến lược marketing

▪️ Tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng số lượng khách hàng

 

II> HIỂU VỀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA MÌNH

 

Nghe hơi kì lạ vì chúng ta đang nói đến việc hiểu về khách hàng cơ mà? Tuy nhiên, nếu bạn không nắm rõ về chính sản phẩm của mình, bạn sẽ không biết nó có thể giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng, không biết mình cần nói gì với họ.

Nếu bạn là marketer của client thì bạn sẽ hiểu sản phẩm như lòng bàn tay. Nhưng nếu bạn là agency, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi này trước khi bắt đầu một job cho một thương hiệu nào đó.

▪️ Sản phẩm giải quyết được vấn đề (pain points) gì cho khách hàng?

▪️ USP – unique selling point của sản phẩm là gì? Có gì khác biệt so với các đối thủ?

▪️ Sản phẩm có nhược điểm hay bất lợi nào không?

 

III> XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Bạn cần những yếu tố nào để xác định khách hàng mục tiêu của mình?

 

1. NHÂN KHẨU HỌC

 

Dữ liệu về nhân khẩu học sẽ đặc biệt hữu ích nếu bạn cần quảng bá nội dung của mình trên các kênh trả phí như Google AdWords hay Facebook Ads. Bạn càng có thông tin cụ thể thì mức độ chính xác khi “nhắm bắn” của quảng cáo càng cao.

Những yếu tố bạn nên xác định trong nhân khẩu học.

▪️ Tuổi tác

▪️ Giới tính

▪️ Vị trí địa lý

▪️ Thu nhập

▪️ Nghề nghiệp

▪️ Trình độ học vấn

▪️ Tình trạng hôn nhân

Tùy vào sản phẩm mà một số yếu tố trên sẽ không quan trọng. Danh sách trên không phải là một công thức cố định, nên bạn có thể linh hoạt thêm bớt cho phù hợp với mục tiêu của mình.

Nếu bạn có một lượng theo dõi đông đảo trên Facebook thì đừng quên tận dụng Facebook Insight để thu thập dữ liệu.

 

2. TÂM LÝ HỌC

tam ly hoc khach hang muc tieu

 

Dữ liệu về tâm lý học cho phép bạn hiểu sâu hơn đằng sau những quyết định mua hàng. Nhưng nói gì thì nói, dữ liệu về tâm lý thường mang giá trị rất cảm tính, nên để thu thập được một cách chính xác là một thách thức không nhỏ.

Có 3 vấn đề bạn cần xác định khi tìm hiểu tâm lý:

▪️ Sở thích

▪️ Hoạt động, thói quen

▪️ Thái độ, ý kiến

Khi tiến hành nghiên cứu, lưu ý đến cách đặt câu hỏi trong bảng phỏng vấn sao cho khách hàng của bạn mở lòng và thoải mái chia sẻ, từ đó mở ra insight đắt giá nhất.

 

3. DMU – ĐƠN VỊ RA QUYẾT ĐỊNH

don vi ra quyet dinh DMU

 

DMU là gì? DMU (Decision Making Unit) hay Đơn vị ra quyết định là một thuật ngữ mô tả một nhóm các cá nhân có liên quan đến quá trình mua sản phẩm/dịch vụ. DMU thường được áp dụng nhiều trong B2B nhưng trong rất nhiều trường hợp, bạn vẫn có thể sử dụng trong B2C.

Có 6 vai trò trong DMU bạn cần lưu ý:

▪️ Users – Người sử dụng

▪️ Initiators – Người khởi xướng

▪️ Influencers – Người ảnh hưởng

▪️ Buyers – Người mua

▪️ Gatekeepers – Người quản lý chi tiêu

▪️ Decision makers – Người ra quyết định

Điều quan trọng cần nhớ là 1 người có thể đóng nhiều vai trò.

Trong đó, 3 vai trò bạn cần tập trung vào là users, influencers và decision makers.

🔻 Users – Người dùng

Người dùng là những người đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Tại sao họ lại quan trọng và đáng để chúng ta nghiên cứu? Vì họ đang có một vấn đề nào đó, và sản phẩm của bạn ở đây để giúp họ.

Chính vấn đề đó đôi khi biến user thành initiator – người khởi xướng.

Một ví dụ thế này cho dễ hiểu. Bạn là một nhân viên văn phòng. Bạn cảm thấy bất tiện vì ngày nào cũng phải đi ra ngoài ăn trưa. Bạn đề xuất với sếp sử dụng dịch vụ đặt cơm trưa theo tháng cho cả phòng. Như vậy, bạn vừa trở thành người khởi xướng, vừa trở thành người dùng.

🔻 Influencers – Người ảnh hưởng

Người ảnh hưởng là bất cứ ai mà ý kiến của họ có khả năng đến người ra quyết định mua hàng.

Khi một người nổi tiếng hay một chuyên gia nhắc đến sản phẩm của bạn, doanh số có thể tăng gấp nhiều lần.

Chọn influencers cho thương hiệu/sản phẩm thế nào là phù hợp, chiến lược ra sao, đo lường hiệu quả bằng cách nào? Influencer marketing là cả một vùng đất rộng lớn và bạn nhất định phải hiểu đôi chút về nó.

🔻 Decision Makers – Người ra quyết định

Cái tên nói lên tất cả, người ra quyết định là người có tiếng nói cuối cùng về việc mua sản phẩm.

Họ sẽ thu thập thông tin từ những người dùng, người có ảnh hưởng và những vai trò khác để ra quyết định có mua hàng hay sử dụng dịch vụ hay không. Một ví dụ không thể nào điển hình hơn là người chồng thích mua một chiếc TV mới, nhưng người vợ mới là người quyết định có nên chi tiền hay mua hay không.

Họ có thể không là người dùng, nhưng lại có đủ “quyền lực” khiến người làm marketing không thể không lưu ý.

 

🔻 DMU trong phễu marketing

Xác định mỗi vai trò nằm ở đâu trong phễu marketing sẽ giúp bạn tiếp cận họ đúng cách hơn. Như đã nói, một người có thể đóng nhiều vai trò nên việc sắp xếp này tương đối khó. Đây là sơ đồ phổ biến nhất thường được sử dụng.

▪️ Users – Awareness, Interest (Người dùng – Nhận thức, quan tâm)

▪️ Influencers – Interest, Consideration, Intent (Người ảnh hưởng – Quan tâm, cân nhắc, có ý định)

▪️ Decision makers – Intent, Evaluation, Purchase (Có ý định, đánh giá, mua hàng)

Quay lại ví dụ ở trên. Người chồng nghe nói hãng A vừa ra một loại TV màn hình cong với hình ảnh đẹp hơn nhiều so với chiếc TV cũ ở nhà. Anh này lên mạng và xem review trên kênh của một người khá có tiếng trong giới công nghệ, ý định mua TV mới càng được thôi thúc. Tuy nhiên, khi bàn chuyện này với vợ – người giữ tay hòm chìa khóa, người vợ sẽ cân nhắc thêm về giá cả, ngân sách chi tiêu của gia đình rồi mới quyết định xem có tậu về hay không.

 

IV> SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

 

Khi phải ngồi xác định khách hàng mục tiêu cho sản phẩm của mình, bạn sẽ liệt kê những gì? Xem ví dụ này liệu có thấy quen?

▪️ Độ tuổi: Từ 20-40

▪️ Giới tính: Tất cả

▪️ Vị trí địa lí: TP.HCM

▪️ Tình trạng hôn nhân: Độc thân hoặc đã kết hôn

▪️ Sở thích: Ăn uống, giải trí

Bạn có nhận ra lỗi sai là gì không? Khách hàng của bạn thuộc mọi loại giới tính, mọi loại tình trạng hôn nhân, thì tức là… không xác định gì cả. Như vậy việc bạn liệt kê các mục này vào đây là bị thừa. Hãy bỏ qua và xác định những vấn đề giúp bạn phân loại khách hàng rõ ràng hơn.

Và làm sao để chân dung khách hàng hiện ra rõ rệt giữa những thông tin chung chung mơ hồ? Hãy đọc bước tiếp theo.

 

V> XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG – PERSONA

 

Đây là bước cực kì thú vị nhưng lại bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ là không cần thiết. Tuy nhiên, các công ty làm marketing bài bản đều thực hiện bước này mỗi khi ra mắt sản phẩm mới.

Sau khi có những thông tin cần thiết ở các bước trên, bạn bắt đầu phác thảo nên chân dung một khách hàng giả tưởng. Nhân vật này sẽ có đầy đủ các thông tin, càng chi tiết càng tốt. Tham khảo mẫu dưới đây, nhắc lại, càng chi tiết càng tốt.

▪️ Sản phẩm

Điện thoại thông minh X, chụp ảnh và selfie đẹp, giá 7 triệu VND

▪️ Giả lập khách hàng

Nguyễn Thanh Phương

▪️ Thông tin cơ bản

Nữ, 20 tuổi, sinh viên Đại học Kiến trúc TP.HCM, chưa có người yêu, làm freelance designer cho một hãng thời trang, thu nhập cá nhân 5 triệu/tháng và có trợ cấp từ gia đình

▪️ Một ngày bình thường của khách hàng

Thức dậy, ăn sáng và đi học đến chiều

Làm design tại nhà vào buổi tối và thường thức đến hơn nửa đêm

Có thói quen vừa làm vừa nghe nhạc trên Spotify hoặc YouTube

Đi lại ngoài đường bằng xe máy

Là người khá bừa bộn, ít dọn dẹp phòng và làm việc nhà.

▪️ Hành vi online của khách hàng

Online gần như cả ngày nhưng lại ít đăng bài, online và đăng bài trên Instagram khá đều đặn

Tham gia những nhóm cộng đồng trên FB về nhiếp ảnh, thiết kế, có bình luận sôi nổi

Ngoài ra còn có sở thích đặc biệt là xăm hình nên rất hay xem các trang về tattoo

Thích những bài có nhiều hình ảnh, ít chữ.

▪️ Những người/nguồn có thể ảnh hưởng đến khách hàng

Sống xa gia đình nên thường tự quyết định trong mua sắm, ý kiến của bố mẹ ít ảnh hưởng nếu vật dụng giá trị không quá cao

Thường tham khảo ý kiến bạn bè, đàn anh hoặc hỏi thăm trên các nhóm cộng đồng trước khi quyết định mua hàng

Rất để ý hình thức sản phẩm, có thể mua chỉ vì hình thức đẹp.

▪️ Khách hàng sợ hãi hay lo lắng điều gì?

Mình không theo kịp bạn bè, không phát triển khả năng, không có việc tốt sau khi ra trường

Muốn xây dựng hình ảnh đẹp, chất nhưng lại không có quá nhiều tiền.

▪️ Những thương hiệu khách hàng yêu thích

The Coffee House, Zara

▪️ Khách hàng đang tìm kiếm điều gì?

Porfolio đẹp và một việc làm trong một agency lớn sau khi ra trường

Những chuyến du lịch khám phá những vùng đất mới

Một anh người yêu cùng đam mê sở thích

▪️ Ước mơ, mục tiêu của khách hàng?

Xây dựng được thương hiệu cho riêng mình

Tạo ra những sản phẩm đình đám trong giới thiết kế

▪️ Chúng ta làm được gì cho khách hàng? – Khai thác USP sản phẩm.

Một chiếc điện thoại chụp hình đẹp, chất giúp bạn xây dựng hình ảnh, được nhiều người chú ý, dễ dàng tìm người yêu

Ghi lại khoảnh khắc trong những chuyến đi, khơi gợi niềm cảm hứng về cái đẹp

Giá vừa túi tiền sinh viên

Nên xây dựng ít nhất 3 personas. Dù 3 personas này chưa đủ để đại diện cho cả nhóm khách hàng mục tiêu, nhưng ít nhất bạn có một con đường để hình dung.

 

Sau mỗi lần thực hành, bạn sẽ càng “lên tay” và phác thảo được những personas mang tính cách đặc trưng nhất cho nhóm người bạn đang nhắm đến.

 

Hiểu được target audience là ai sẽ giúp bạn có cách tiếp cận thông minh nhất đến họ, biết nên truyền tải nội dung gì, khám phá và giải quyết những “nỗi đau” nhức nhối nhất.

Xác định và phân tích chân dung khách hàng cũng là một nội dung quan trọng khi làm marketing trên Facebook, nhưng trước giờ bạn đã quan tâm và thực hiện đúng các bước hay chưa?

 

Thấu hiểu target audience để xây dựng content và thiết lập mục tiêu chạy Ads là một trong những bài học đầy thú vị của lớp Facebook Marketing.

 

 

 

./.

 

(Source: AIM Academy )

 

 

 

 

 

 

 

./.

 

Posted in CriticalThinking, Marketing, Reading, Skill | Leave a comment

Videos EE: TechDTalk PT – V

con-nha-nguoi-ta-4-tuoi

 

https://ducquoc.wordpress.com/2020/05/11/videos-ee-techdtalk-pt-i/

https://ducquoc.wordpress.com/2020/05/15/videos-ee-techdtalk-pt-ii/

https://ducquoc.wordpress.com/2020/05/19/videos-ee-techdtalk-pt-iii/

https://ducquoc.wordpress.com/2020/06/03/videos-ee-techdtalk-pt-iv/

 

 

TechDTalk PT – V

 

 

 

Thuật Toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Big Data

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Monitor

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bổ Trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

./.

 

 

 

Posted in CriticalThinking, Marketing, Quote, Skill | Leave a comment

Qigong – myths and fact

hehohap

 

(tác giả: L. C.)

(VOV.VN – Nên tập khí công để củng cố sức khoẻ, nhưng cần tìm hiểu nghiêm túc và tập luyện kiên nhẫn mới đạt hiệu quả cao)

 

Lời tác giả về mục đích bài viết này: Tôi là người tập khí công từ nhỏ, với mục đích trị bệnh hen suyễn và đã khỏi hoàn toàn. Phương pháp này tôi học của một người quen với ông nội tôi, tôi gọi bằng chú. Chú không nhận làm thầy tôi, và không muốn nói tên, nên tôi không nói, chứ không phải chối bỏ nguồn gốc. 

Tôi nhận thấy nếu không nói rõ bản chất của khí công, thì người bình thường sẽ nhắm mắt bỏ qua một phương pháp duy trì sức khoẻ hiệu quả, bồi đắp đến tận gốc rễ của cơ thể.

Vì thế, tôi viết bài này nhằm mục đích giải thích trực tiếp về khí công thông qua kinh nghiệm tu tập bản thân. Hy vọng những bạn đọc có quan tâm đến vấn đề này sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về bản chất của khí công và việc tập khí công.

Đây là bài giải thích sơ lược về bản chất của khí công, chứ không nói về phương pháp tập.

 

 

I. Một vài điều cơ bản về khí công

Bài tập khí công sơ cấp thực ra rất đơn giản, sách vở và phim ảnh nói nhiều, trên Internet cũng có. Vì thế đây là một bài viết ngắn gọn tôi viết theo như tôi hiểu, theo kinh nghiệm và trực giác của mình (chưa chắc đã chính xác 100%, nhưng ít nhất là có kiểm chứng). Lý do tôi làm thế vì:

  1. Đa số các thầy từ xưa nói về khí đều dùng thứ ngôn ngữ Đạo gia hay Phật gia huyền bí, không dễ hiểu.

  2. Sau thế hệ các cao thủ khí công thực sự, thì các thầy thuộc về thế hệ sau chủ yếu là tập theo động tác, kinh nghiệm của thế hệ trước theo kiểu cầm tay chỉ dạy, ít học nguyên lý, vì thế lý luận khí công thường là lệch lạc, chắp vá và không kiểm chứng bằng thực tế được.

  3. Một số sách dạy khí công thế hệ sau này lẫn lộn nhập nhằng khí, không khí, máu, oxygen… vv; cố gắng giải thích khí công bằng y học phương Tây, nhưng thực ra hai thứ đó không phải là một.

 

Những thứ lý luận loằng ngoằng, cao siêu về Ý và Khí người ta viết chán rồi. Hồi tôi 18 tuổi cũng có viết một bài, giờ đọc lại thấy hơi buồn cười, mặc dù cũng không có sai sót gì nghiêm trọng, ít nhất là hơn mấy bố viết sách khí công bán lấy tiền bây giờ ở Việt nam:

http://hanoicorner.com/Forum/viewtopic.php?f=68&t=1663

Vì thế, ở đây tôi diễn giải đơn giản theo cách hiểu của tôi.

 

Khí, từ gốc tiếng Hán, không phải là không khí mà là năng lượng.

 

Năng lượng này ở đâu mà có? Trong Đạo gia, người ta tin rằng khi con người ta sinh ra từ cơ thể người mẹ, thì trong người đã có năng lượng thừa hưởng từ người cha và người mẹ, và từ trong trời đất, gọi là năng lượng tiên thiên. Về sau khi con người ta hít thở, ăn uống tạo nên năng lượng cho mình để lớn lên và phát triển thì gọi là năng lượng hậu thiên. Trong sách về khí công hay truyện chưởng thường viết đó là “Tiên thiên chân khí” và “Hậu thiên chân khí”. Phật gia khi truyền từ Ấn Độ sang Trung quốc cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng này.

 

Phật giáo ở Ấn Độ bắt nguồn từ đạo Hindu thì tư tưởng có khác biệt rõ rệt. Đây chính là lý do các phương pháp tập Yoga, nội lực của Ấn Độ và Phật giáo truyền từ Ấn Độ lên Tây Tạng (Mật tông) hoàn toàn khác biệt với các phương pháp tập của Trung Quốc.

 

Khí công Đạo gia và Phật gia tin rằng năng lượng tiên thiên của con người là năng lượng thuần khiết nhất, và có mạch nối liền với vũ trụ, nên người tập khí công phải tìm cách bảo trì năng lượng tiên thiên. Năng lượng hậu thiên chỉ có vai trò duy trì và bù đắp những mất mát trong quá trình con người phát triển. Chính vì thế nên khí công Đạo gia và Phật gia mới chủ trương giữ gìn tinh khí, luyện đồng tử công, bế dục hoặc hạn dục để duy trì năng lượng ở mức cao và tập thành cao thủ. 

Luyện khí theo kiểu Đạo gia hay Phật gia Trung quốc là tích luỹ khí (năng lượng), cố bản bồi tinh (tìm cách tránh thất thoát năng lượng tiên thiên, bồi bổ bằng năng lượng hậu thiên thông qua ăn uống, hít thở). Sau đó quá trình luyện tinh hoá khí là dùng các động tác luyện tập khí công kết hợp với hơi thở để biến đổi tinh (vật chất) thành khí (năng lượng), đồng thời thay đổi về chất cấu trúc của cơ thể.

Tinh ở đây nên hiểu là những tinh hoa vật chất của cơ thể, hoặc là do sinh ra có sẵn một ít, hoặc là do quá trình trao đổi chất, ăn uống hít thở của cơ thể tạo nên. Từ tinh hoa vật chất này, mới sinh ra năng lượng, da, thịt, tóc v.v… 

 

Chính vì Khí được chuyển hóa từ tinh chất này nên nếu luyện Khí quá mức hay luyện nhiều lần thì nó phải rút tỉa tới những tinh chất có sẵn trong cơ thể như tủy sống, do đó sinh ra suy nhược hoặc bất lực là như vậy. 

 

Khi tinh không bị thất thoát, khí được tích luỹ đầy đủ thì thần (tinh thần) của con người sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Lúc đó ý chí con người trở nên kiên định, khả năng hoạt động của não cao, cơ thể khoẻ mạnh nên con người có thể làm nên những kỳ tích mà đối với người thường là phép lạ.

Tôi không muốn nói ví dụ cụ thể về bản thân về những gì tôi đạt được khi tập khí công. Hy vọng là riêng chuyện tôi chữa khỏi bệnh hen suyễn kinh niên rất nặng của mình cũng nói lên được điều gì đó. 

 

Đoạn trên là tóm tắt của Luyện tinh hoá khí, Luyện khí hoá thần. Tôi chưa qua các mức khác nên không dám nói. 

 

 

tap khi cong su that va nhung dieu ngo nhan hinh 2

Hình minh họa tập khí công (website Bộ Y tế Việt Nam)

 

 

II. Những ngộ nhận về tập khí công

 

1. Tập khí công khó khăn, huyền bí! 

Khí công về mặt bản chất không có gì khó khăn, huyền bí cả. Cách tập ở mức cơ bản chỉ là dùng hơi thở hoà hợp với vận động của cơ thể, kích thích, co nén nội tạng, nhận biết được hơi thở và vận động, đồng thời luyện lắng nghe cảm giác của mình đối với nội tạng.

Con người ta từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, hầu như ai cũng tập thể dục, lao động tay chân, cơ bắp, nhưng không luyện nội tạng. Do đó nội tạng cứ hoạt động qua tháng ngày rồi chết, không được luyện tập. Luyện khí công chính là luyện nội tạng.

Nói thì huyền bí, nhưng bước đầu tiên, cơ bản thì chính là tập thở, ai cũng tập được.

 

2. Tập khí công mất thời gian

Khi nói đến tập khí công, đa số người bình thường nghĩ đến ngồi thiền, quán tưởng, thở hít phì phò, khua tay khua chân hàng tiếng đồng hồ. 

 

Mức cơ bản tập khí công của tôi cho đến khi chữa hoàn toàn bệnh hen suyễn là mỗi ngày luyện 6 hơi thở. Lúc hơi thở ngắn, thở ra 10 giây, hít vào 10 giây là 20 giây một hơi thở ra hít vào, tổng cộng 6 lần thở ra hít vào là 20 giây x 6 = 120 giây = 2 phút.

Sau này hơi thở tôi dài ra 1 phút rưỡi một lần thở ra hít vào, thì 6 hơi thở mất 3 phút  x 6 = 18 phút. Nhưng đó là tôi tập thêm phần kinh mạch về sau, còn người bình thường tập bài khí công như tôi từng tập thì hiếm có ai mất quá 4 phút một ngày.

Tất nhiên tập khí công trong võ thuật thì lại khác nữa, ví dụ như có lời đồn tôn sư Diệp Vấn tập bài Tiểu Niệm đầu mất từ 45 phút cho đến 1 tiếng. Chuyện này thật giả không biết, chứ cá nhân tôi luyện riêng phần tụ khí (là phần 1 trong 3 phần tụ khí, xả khí và dụng khí của bài Tiểu Niệm đầu) là đã mất hơn 30 phút.

 

Thời cổ đại người ta dùng cưa tay, cưa cây cổ thụ hết mấy ngày. Giờ ta dùng cưa máy, cưa cây cổ thụ một phát là đứt, nên chuyện tập khí công ngày mấy tiếng chỉ có ở thời Xuân Thu Chiến quốc, chứ vào thời cuối Thanh, đầu Dân quốc, nghiên cứu về Đạo gia Khí công đã tương đối hoàn chỉnh, con em quý tộc vùng An Huy, Phúc Kiến Trung quốc đến sau 17 tuổi là hoàn thiện toàn bộ phần luyện tinh hoá khí. Những kỹ thuật còn truyền về sau này, công năng là tính bằng phút, chứ không tính bằng tiếng đồng hồ nữa.

 

Tập khí công cho sức khoẻ thì rất ít ai cần tập hơn 4 phút một ngày, mà thậm chí là không nên luyện hơn 4 phút một ngày, lý do tôi sẽ giải thích tiếp ở dưới.

 

3. Bị “tẩu hoả nhập ma” khi tập khí công

Nhiều người cả đời chả bao giờ đọc một sách khí công, đông y nào nghiêm túc, chưa từng gặp một ai có tập qua khí công, chỉ đọc truyện chưởng, nhưng khi nói đến khí công thì hễ mở mồm ra là phán y như đúng rồi.

Luyện khí công rất dễ, nhưng chính vì nó quá dễ nên ít người chịu nghe dặn dò và làm theo cái dễ đó một cách nghiêm túc, mà đa số là xảy ra một trong hai trường hợp sau:

  – Thấy dễ quá, tập chơi cho biết, tập dăm bữa nửa tháng không thấy gì rồi bỏ. Trường hợp này là còn tốt.

  – Thấy dễ quá, tập nhẹ quá, không thấy mệt, nên tăng liều lượng tập lên. Ví dụ như nhiều người tập trong khoảng thời gian mấy tháng đầu tiên, căn cơ chưa vững, không thấy gì, nghĩ là tập hít vào thở ra 6 lần chưa ngon, tăng lên 12 hơi thở chắc ngon hơn.

 

Đây chính là nguyên nhân gây hại khi tập khí công. Thời gian ban đầu chính là thời gian để luyện tinh hoá khí, tức là luyện vật chất của cơ thể ra năng lượng. Nếu cơ thể sinh ra vật chất không kịp, thì quá trình này sẽ luyện vào nguyên tinh cốt lõi của cơ thể. Cá nhân tôi đã quan sát được hai người bị rối loạn huyết áp và nhịp tim khi tập quá độ trong một thời gian dài. Họ tập vài tháng đầu không thấy gì, sốt ruột muốn nhanh, tập tăng cường độ và bị ảnh hưởng ngay. Có một người cũng tập như vậy, và bị giảm khả năng hoạt động sinh lý.

 

Nhưng tập đúng trong khuôn khổ, thì khí công sẽ bồi đắp căn cơ, cốt lõi và nội tạng của cơ thể, làm cho cơ thể khoẻ mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.

 

Vì thế Đạo gia mới nhấn mạnh vào “Dục tốc bất đạt” và “Hữu sở cầu tất hữu sở thất“. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi và quan sát nhiều người tôi hướng dẫn trong vài chục năm nay, rải rác ở Việt Nam, Đức và Mỹ, thì chỉ cần cẩn thận, nghiêm túc tập đúng 6 hơi thở, chứ KHÔNG PHẢI 5 hơi, 7 hơi hay 12 hơi, thì sẽ có kết quả khi tập đủ ngày tháng (9 tháng- 1 năm), chứ không có vấn đề gì.

Một lần trò chuyện với một người bạn có kinh nghiệm nghiên cứu Dịch số, Phong thuỷ, cũng có nói về hồi trước cậu ấy đi tập Thiền, người thầy cũng nói về chuyện củng cố căn cơ bằng 6 hơi thở. Có lẽ để ra được con số 6 này, cũng phải tốn nhiều mạng tôn sư, “tẩu hoả nhập ma” mất nhiều người rồi thì mới đúc rút ra được. 

 

Theo cá nhân tôi, cứ tà tà mà tập, đừng mong cầu, sốt ruột, đúng ngày đúng tháng sẽ có kết quả. Quan trọng nhất là ngày nào cũng phải tập, công phu là cần đều chứ không cần nhiều.

 

4. Khí công cao là võ thuật cao

Đây là một ngộ nhận nguy hiểm. Khí công là luyện nội tạng bên trong. Nó trợ giúp cho vận động và việc sinh ra năng lượng, lực của cơ thể. Nhưng để đem ra đánh người thì gân cơ bên ngoài cũng phải bền chắc để chịu va đập, phải có ý thức về quyền cước qua lại thì mới đánh người được. 

 

 

III. Tóm tắt vấn đề

 

Luyện khí công không khó khăn, huyền bí, cũng không tốn thời gian. Người thông thường chỉ cần luyện từ 2 đến 4 phút một lần tập, mỗi lần tập chỉ thở 6 hơi thở hít vào + thở ra, mỗi ngày tuyệt đối không nên tập quá 2 lần. 

Tập khí công chỉ cần đều, ngày nào cũng tập. Nên chọn một cữ nhất định để tập, ví dụ hôm nay mình tập buổi tối thì hôm sau cũng tập buổi tối, cứ thế kéo dài mãi hàng tháng, hàng năm, thời điểm có thể xê xích, nhưng đừng xê xích nhiều quá.

Người xưa có tổng kết về 4 thời điểm có thể chọn để tập khí công tốt nhất trong ngày, nhưng thời hiện đại, mấy ai làm chủ hoàn toàn giờ giấc, nên miễn đúng cữ, đừng xê dịch quá, ví dụ đừng có hôm thì tập tối, hôm thì tập trưa, hôm thì tập sáng, thế là được.

 

Tập khí công nếu làm đúng số lần, không nhiều hơn, không ít hơn thì không có nguy hiểm. Nhưng những người tôi quan sát qua hàng chục năm nay thì hễ tập không đều hoặc ít hơn là không kết quả, còn những người cố tập tăng cường độ lên, thì đều bị bệnh và có vấn đề tim mạch, huyết áp, sinh lý. 

Tập khí công dễ, chính vì dễ mà không ai làm, hoặc làm theo mà không nghiêm túc. Theo quan điểm cá nhân của tôi, thì như thế cực kỳ có hại. Hại nhẹ nhất là trong vòng mấy tháng tự nhiên mỗi ngày mất mấy phút làm một việc vô tích sự. Hại nặng nhất là bệnh tật.

 

Trong đời cái gì cũng thế thôi, ít quá hoặc nhiều quá đều có hại. Quan trọng nhất là theo cái dễ mà làm đều đặn hàng ngày trong mức vừa đủ.

 

Hiện nay sách vở, tài liệu khí công nhiều, người tập khí công cũng nhiều. Vì thế khi chọn phương pháp tập, thầy tập thì nhớ quan sát hai điều:

  – Người thầy, phương pháp có lý luận rõ ràng, hợp lý hay không.

  – Người thầy, người viết sách có thành tựu gì, kết quả gì không.

Hai điều trên không có thì chính là bắn tên không đích (shooting the breeze), không nên tập. Phải có đủ cả hai. Thậm chí kể cả nếu người thầy có làm được một số kỳ tích, nhưng không giải thích được thì mình cũng không nên tập theo, vì sẽ không biết là có ảnh hưởng phụ gì hay không.

 

Khí công, cũng như cơm nước hàng ngày, ai tập thì người đấy khoẻ, ai ăn người đấy no, không tập giúp, ăn giúp được. Mỗi người nếu có quan tâm thì nên tìm hiểu nghiêm túc và chọn con đường cho chính mình, tập luyện kiên nhẫn, nghiêm túc và không nóng vội. Còn nếu không, thì không nên tập, vì vừa lãng phí thời gian, vừa có thể gây hại cho sức khoẻ.

 

Châu Hồng Lĩnh

 

Los Angeles, December 18th, 2013

 

./.
(Source: C.H.L, mirror: VOV)

 

 

 

 

 

 

./.
Posted in Quote, Reading, Skill, Wisdom | Leave a comment