There is a saying:
“Those who cannot remember the past are condemned to repeat it.”
Yet, even those who know and remember many historical facts still repeat the mistakes of that past.
.
Learning from history can bring up negative feelings, and there are a lot of useful things to learn … They are useful in many ways, one of them is to avoid some trouble for ourselves, for our beloved people (not 100% , though) .
.
Nhân đám tang tướng Giáp, nhớ lại vài mẩu chuyện về vài tướng khác, tóm tắt lại đây như là một tham khảo.
Tựu lại, quanh quẩn chỉ hai việc:
1/ Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Là câu thơ nổi tiếng trong bài “năm Kỷ Hợi” của một nhà thơ Trung Hoa.
Kinh hoàng cuộc chiến xảy ra
Dân đen khổ cực, có ngày yên đâu
Bàn chi cái chuyện phong Hầu
Thành công một tướng rời đầu vạn quân!
Điều này khi nhìn lại mọi cuộc chiến, hầu như ai cũng công nhận, thiết nghĩ ở đây không cần bàn thêm nhiều.
Đây cũng là câu mà Hồ Chí Minh đã dùng để nhắc nhở các tướng trong lần phong tặng “Thập Tướng” năm 1948.
.
2/ Điểu tận, cung tàng
Cũng xuất phát từ một câu Hán văn “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong” .
Ai vẫn chưa hiểu thì đọc thêm mẩu chuyện sau:
>>
Theo Sử ký, khi bỏ sang Tề, trong thư Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng có đoạn viết :
“Phi điểu tận, lương cung tàng. Giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh. Việt vương vi nhân trường cảnh điểu uế, khả dữ cộng hoạn nạn, bất khả dữ cộng lạc. Tử hà bất khứ?”
Dịch nghĩa:
- Chim bay mất hết, cung tốt được cất đi. Thỏ khôn chết, chó săn bị nấu. Việt vương là người cao cổ, miệng chim, chỉ có chung hoạn nạn mà không thể chung vui. Thầy sao còn chưa lui về?
Văn Chủng nhận được thư, cáo bệnh không vào triều. Có người sàm tấu Văn Chủng muốn phản loạn.
Câu Tiễn ép Văn Chủng tự sát bằng cách ban cho ông thanh kiếm và viết “Tử giáo quả nhân phạt Ngô thất thuật, quả nhân dụng kì tam nhi bại Ngô, kì tứ tại tử, tử vi ngã tòng tiên vương thí chi.”
(Dịch nghĩa: Thầy dạy quả nhân 7 thuật phạt Ngô, quả nhân dùng 3 đánh bại Ngô, còn 4 ở lại với thầy, thầy vì ta theo tiên vương mà thử.) .
Văn Chủng bèn tự sát. Theo một tài liệu khác Văn Chủng bị chém chết dù Văn Chủng không có tội gì.
Cũng từ đó mà có thành ngữ “Thỏ tử cẩu phanh“, dùng để ám chỉ thói đời đen bạc, lấy oán trả ân, các vị vua hung bạo bất nhân, khi đã lập quốc thành công rồi thì trở mặt giết hại các công thần.
>>
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_L%C3%A3i#L.E1.BB.9Di_khuy.C3.AAn_V.C4.83n_Ch.E1.BB.A7ng )
.
Bây giờ quay lại với các tướng lĩnh chiến tranh Việt Nam cận đại. Cụ thể hơn là một số tướng Bắc Việt :
Tấn – Độ – Thái – Bình – Giáp – Ẩn – Thanh – Sơn
.
.
Nguyễn Sơn
Lưỡng quốc song tướng.
Ông đã có nhiều kinh nghiệm thực chiến trên chiến trường Trung Quốc, là một trong những sĩ quan Việt Nam đầu tiên học ở trường võ bị Hoàng Phố, đã từng giữ vị trí cao trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, được xem là người Việt Nam duy nhất hoàn thành cuộc Vạn Lý Trường Chinh nổi tiếng những năm 1930s.
Cũng có lúc ông bị vu cáo, khai trừ khỏi Đảng CS Trung Quốc nhưng sớm được minh oan và phục hồi đảng tịch. Khi về nước năm 1945, ông được đánh giá cao và tham gia nhiều trận quan trọng.
Giai thoại nổi tiếng nhất của ông là “thừa tướng mà thiếu sao” :
Năm 1948, Hồ chủ tịch quyết định phong tặng tướng lần đầu tiên cho 11 người, gồm 1 đại tướng, 1 trung tướng, 9 thiếu tướng. Khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông không hài lòng và không muốn nhận (khi có người chúc mừng, ông nói: chúc mừng cái gì, tao thừa tướng nhưng thiếu sao!). Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời bằng tấm các của mình: “Tặng Sơn đệ” với 12 chữ Hán: “Đảm dục đại, tâm dục tế, trí dục viên, hạnh dục phương” . Nhận thiếp này, ông chấp nhận hàm thiếu tướng. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chính phủ vào tận Thanh Hóa làm lễ tấn phong ông (còn 10 người kia đã được phong cấp ở Việt Bắc).
Sau đó ông được phong quản lý khu IV, (còn Nguyễn Bình vào Nam, VNG vẫn kề cận HCM). Sau đó hơn một năm thì mặc dù đang làm tốt nhiệm vụ, ông xin quay lại Trung Quốc (có thông tin là do dèm pha nội bộ, chê ông ở VN thì chức thấp, ở TQ trước cũng xoàng).
Năm 1950, khi vừa về TQ ông được cử làm Phó Cục trưởng Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Năm 1955, ông được xếp vào 72 công thần và được xét phong trung tướng, tuy nhiên sau khi Mao Trạch Đông hỏi ông về “hàm thiếu tướng” ở VN, có sự hội ý giữa 2 bên, và rút cục ông được phong Thiếu Tướng trong đợt đó ==> Trở thành “Lưỡng quốc tướng quân”, là người Việt Nam duy nhất được phong quân hàm tướng của hai quốc gia, và đều ngay trong đợt phong quân hàm đầu tiên.
Ông mất cuối năm 1956 vì bệnh phổi . Thời gian ông phục vụ ở VN ngắn ngủi, nhưng cách ra đi của ông cũng nhẹ nhàng và ít băn khoăn nhất trong 8 tướng ở đây (chỉ bị dèm pha, GATO) .
Nguyễn Bình
(to be updated)
.
Nguyễn Chí Thanh
(to be updated)
.
Trần Độ
Vị tướng đồng thời là nhà văn, nhà thơ. Thời chiến, ông không hoàn toàn tỏa sáng về mặt quân sự như các tướng khác, nhưng cũng hơn rất nhiều người. Thời bình, ông là một trong ít người (thuộc giới cầm quyền) dám thẳng thắn nêu lên những hạn chế, những mong muốn thay đổi – mà vẫn không bị hãm hại hay cầm tù .
“Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.”
Ông bị khai trừ khỏi Đảng năm 1999 (76 tuổi), dẫu vậy những việc ông làm sau 1975 được nhiều người trân trọng. Bài viết đặc sắc về ông là: Tiếng Vỗ Tay Trong Một Đám Tang (Hoàng Tiến) .
.
Lê Trọng Tấn
(to be updated)
.
Hoàng Văn Thái
(to be updated)
.
Phạm Xuân Ẩn
(to be updated)
.
Võ Nguyên Giáp
(to be updated)
.
./.
Pingback: Demi-god Stories 3 | DucQuoc's Blog
Pingback: Nghiet Nga 30 T20 | DucQuoc's Blog