Demi-god Stories 3

.

Phi Lộ

Tác giả bài viết xin mượn chỗ series để giới thiệu sơ lược về các phong cách diễn đạt chính mà tác giả biết:

(hơi lan man và thậm chí có vẻ dư thừa, chẳng liên quan đến series này. Người đọc có thể bỏ qua, hoặc lướt qua nhanh nếu  thấy điều đó hợp lý ;-) ) .

 

1/ Diễn dịch:

trình tự như sau:

– nêu ý chính –> 1 câu chuyện (hoặc vài chi tiết) minh họa –> optional “advice”/”recap”

==> nhận xét thêm (của tác giả) : phong cách này thường thấy ở người làm Kỹ Thuật, hoặc lao động phổ thông

 

.

2/ Quy nạp:

trình tự như sau:

– nêu 1 câu chuyện (hoặc vài chi tiết) minh họa –> nêu ra ý chính –> optional explanation (nếu có thì thường khá dài)

==> nhận xét thêm (của tác giả) : phong cách này thường thấy ở các bậc Trí Giả (như các thiền sư, linh mục, già làng)

 

.

 

3/ Hàm ý:

trình tự như sau:

– nêu 1 câu chuyện (hoặc vài chi tiết) minh họa –> tùy theo ngữ cảnh (context) và đối tượng (target) mà ý chính sẽ được hiểu (đó là theo ý người nói, thực tế thì còn phụ thuộc vào người nghe)

==> nhận xét thêm (của tác giả) : phong cách này thường thấy ở các Thương Gia, hoặc Quan Chức. Thi thoảng thấy ở các cô gái (phụ nữ dưới 30t :D ) .

 

.

Đại loại như vậy. Phần này tác giả đã tính liệt kê ra ở 1 bài viết riêng, nhưng nghĩ lại cứ để tạm đâu đó, chẳng hạn series này, chắc là cũng đủ rồi .

.

 

Bây giờ là chủ đề chính. Tiếp tục series demi-god này (tức là những câu chuyện có liên quan tới thiền, Chúa, Thánh Alla, Phật giáo và các sư, etc… ), tác giả xin giới thiệu vài mẩu chuyện của thiền sư Ajahn Chah người Thái Lan.

Theo cảm nhận của tác giả thì những bài viết của thiền sư Ajahn so với của thiền sư Ấn Độ Osho có phần ngắn hơn. Nội dung cũng có vài khác biệt, chẳng hạn như Ajahn thường bàn về “hành thiền” và “trực nhận”, còn Osho thì thiên về “tự ngã” (ego) và “biện giải” .

 

.

Tác giả cảm thấy thích thú những bài viết của Osho hơn, mặc dù phần giải thích của ông còn dài hơn cả câu chuyện, có khi 3,4 lần. Về phần Ajahn gần đây tác giả có xem sơ qua cũng thấy khá độc đáo, nhiều câu chuyện nhỏ với giải thích ngắn, có thể giúp người đọc hiểu hơn nhiều về “hành thiền”, “hành giả” và “thiền giả” :) .

.

Chuyện Hành Thiền

Một vài mẩu chuyện rút ra từ 2 tập của Ajahn Chah : “Chỉ là một cội cây” và “Thân và Tâm” .

Tuy xoay quanh vấn đề thiền, nhưng có khá nhiều câu chuyện (tức khá nhiều ý), nên trích dẫn ở đây sẽ cắt bớt vài phần giải thích so với bản gốc của thiền sư. Một phần nhằm giúp người đọc không bị rối (confused) bởi quá nhiều ý, một phần để thử xem việc chuyển phong cách quy nạp/diễn dịch sang hàm ý có giúp người đọc nhớ lâu hơn không.

(nghĩa là ko cần giải thích, nếu người đọc có ấn tượng mẩu chuyện nào thì họ sẽ tự nhiên nhớ, còn mẩu chuyện không có nhiều ấn tượng thì sẽ quên nhanh, nhẹ óc hơn)

.

 

7. Cái Gáo Dừa

Tham muốn là một phiền não, nhưng trước tiên phải có ý muốn mới có thể khởi đầu việc hành thiền. Giả sử bạn đến chợ mua một quả dừa và lúc ra về có người hỏi:

– Anh mua dừa làm gì?

– Mua để ăn.

– Anh sẽ ăn luôn gáo dừa sao?

– Dĩ nhiên là không.

– Tôi không tin, nếu không ăn luôn gáo dừa, tại sao anh lại mua nó?

Vậy đó, bạn sẽ trả lời như thế nào khi có ai cắc cớ hỏi như vậy?

… (skipped) …

.

 

10. Cốc Nước

Nhiều người đến gặp tôi có trình độ trí thức cao trong xã hội, trong đó có thương gia, sinh viên tốt nghiệp, giáo sư và nhân viên chính quyền. Tâm họ đầy ắp các quan điểm về sự vật. Họ quá thông thái nên khó có thể nghe người khác. Giống như một cái cốc, nếu chứa đầy nước dơ thì trở thành vô dụng.

… (skipped) …

Nhưng Phật giáo thì loại bỏ tự ngã. Những kẻ quá thông thái sẽ không thể nào học hỏi được.

.

 

12. Cái Lỗ Sâu

Giả sử có một cái lỗ và có một vật gì ở dưới đáy. Người nào đút tay vào lỗ mà không đụng đến đáy đều than là lỗ quá sâu. Một trăm người hay một ngàn người đều than như vậy. Chẳng một ai bảo rằng tay mình không đụng được đáy lỗ vì tay quá ngắn.

… (skipped) …

Nếu bạn có thể thấy rõ điều này thì bạn sẽ tiến bộ trên đường tinh thần và sẽ tìm được hạnh phúc tốt đẹp.

.

 

16. Vịt

Việc hành thiền chẳng khác nào việc nuôi vịt. Bổn phận của chúng ta là cho vịt ăn uống. Vịt lớn nhanh hay chậm là chuyện của vịt, không phải chuyện của chúng ta. Hãy để cho vịt tự nhiên làm công việc của vịt. Bổn phận của bạn là hành thiền. Dầu tiến nhanh hay chậm, bạn cũng chỉ cần thản nhiên nhận mà thôi.

… 

.

24. Người Đánh Cá

Thời xưa nghệ thuật bắt cá dạy rằng phải làm từ từ, phải thận trọng và nhẹ nhàng thu lưới để cá khỏi chạy mất. Việc hành thiền của chúng ta cũng vậy. Hãy khoan thai, từ tốn, thận trọng thâu lưới để con cá tâm khỏi chạy mất. Đôi lúc chúng ta cảm thấy không muốn hành thiền. Có thể chúng ta không muốn nhìn nữa, không muốn biết nữa, nhưng chúng ta hãy tiếp tục hành trì, hãy tiếp tục xem xét những cảm giác đang dấy lên. Kiên trì đừng chán nản, đó là hành thiền. Nếu cảm thấy thích thú trong việc hành thiền thì hãy hành thiền. Nếu cảm thấy không thích thú trong việc hành thiền cũng cứ hành thiền. Cứ kiên trì tiếp tục hành thiền.

.

37. Con Dao Tây

Hãy nhìn con dao tây. Mỗi con dao có mũi dao, lưỡi dao và sống dao. Bạn có thể chỉ cầm một mình lưỡi dao lên không? Bạn có thể chỉ cầm một mình sống dao hay cán dao lên không? Lưỡi dao, cán dao, sống dao đều là một phần của con dao tây và dính liền nhau không thể tách rời ra được. Khi cầm dao lên thì bạn cầm mọi bộ phận của nó. Cũng vậy, nếu bạn cầm cái tốt lên thì đồng thời bạn cũng cầm cái xấu lên. Người ta thường tìm kiếm điều tốt mà loại bỏ điều xấu. Nhưng họ không biết rằng chẳng có gì không tốt hay không xấu cả.

.

49. Thương Gia

Khi làm một việc gì cũng phải làm một cách chánh niệm, sáng suốt. Khi đã thấy biết một cách rõ ràng, thì bạn sẽ làm việc một cách tự nhiên chẳng cần phải chịu đựng hay thúc ép mình nữa. Bạn gặp khó khăn và tự mang gánh nặng vào mình vì bạn quên mất một điều: Đó là quên sáng suốt chánh niệm. An bình tĩnh lặng sẽ đến khi bạn làm mọi công việc trên đời với tất cả thân và tâm của mình, nghĩa là làm với ý thức sáng suốt và chánh niệm.

.

55. Nước Chảy

Cơ thể già và bệnh là chuyện tự nhiên chẳng có gì sai quấy cả. Bởi thế chẳng phải cơ thể chúng ta làm cho chúng ta đau khổ, mà ý nghĩ sai lầm đã đem lại khổ đau cho chúng ta. Khi chúng ta thấy sai sự thật thì phiền não đương nhiên sẽ đến. Ví như nước trong dòng sông, bản tánh tự nhiên của nước là chảy xuống chỗ thấp.

.

74. Con Trâu

Đức Phật thực sự dạy chân lý. Nếu bạn xem xét nghiên cứu tường tận, bạn sẽ thấy giáo pháp là chân lý, và bạn sẽ không tranh biện với chân lý được. Nhưng chúng ta chẳng khác nào những con trâu. Nếu không cột bốn chân của trâu lại, thì chúng ta chẳng thể nào cho trâu uống thuốc được. Nhưng khi trâu đã bị buộc chặt bốn chân, trâu không còn làm gì được nữa, và bấy giờ nếu bạn muốn bạn có thể bắt nó uống thuốc, và trâu không thể nào cưỡng lại được.

.

89. Xây Nhà Và Nhuộm Áo Quần

Chỉ muốn làm phước mà không trao dồi phẩm hạnh thì chẳng khác nào xây dựng lâu đài trên cát; chẳng bao lâu sau lâu đài sẽ sụp đổ mà thôi. Cũng giống như muốn nhuộm vải, nhưng không chịu giặt sạch tấm vải trước khi nhuộm. Nhiều người đã làm như vậy, họ chẳng cần chú ý gì đến tấm vải.

.

93. Trẻ Con

Nếu bạn không kiểm soát và chế ngự tâm, mà chỉ chiều thuận theo những tư tưởng tình cảm của nó, thì bạn đã thực hành sai lầm rồi, chẳng khác nào nuông chiều theo ý thích của trẻ con. Con nít ưa thích thứ gì, cha mẹ chúng cho chúng ngay thứ đó. Phải chăng đó là phương pháp dạy trẻ tốt đẹp? Lúc trẻ con còn bé, ta có thể nuông chiều nó một thời gian, nhưng khi nó bắt đầu biết nói thì phải thỉnh thoảng trách phạt nó, nếu không nó sẽ trở nên hư hỏng sau này. Tâm cũng phải được huấn luyện như vậy. Đừng chiều theo những đòi hỏi của tâm.

.

111. Đường Ra Phố

Nhiều người phân vân khi thấy ngày nay có nhiều thầy và nhiều lối hành thiền khác nhau. Nhưng chẳng qua cũng giống như chuyện đi vào thành phố bằng nhiều lối khác nhau. Dầu đi lối nào, nhanh hay chậm rốt cuộc cũng đến thành phố. Thông thường các phương pháp hành thiền chỉ khác nhau bề ngoài.

.

140. Người Bán Hàng

Nếu việc thực hành của bạn không đạt được kết quả nhanh chóng thì cũng đừng nên chán nản hay thất vọng. Điều quan trọng là hãy tiếp tục hành thiền với lòng kiên trì bất thối. Đừng vội từ bỏ việc hành thiền. Bạn phải có thái độ như bà bán hàng liên tục rao hàng mà không lười biếng. Bà ta cương quyết bán hàng và chỉ ngừng rao khi đã bán hết hàng.

.

167. Gốc Cây

Bạn phải tìm hiểu nguyên nhân cội nguồn của sự vật. Chẳng hạn bạn đang đi và vấp phải một gốc cây nhỏ. Bạn bèn lấy dao chặt nó đi, nhưng nó lại mọc trở lại và bạn lại dẫm lên gốc cây ấy lần nữa. Bạn lại tiếp tục chặt và gốc cây lại tiếp tục mọc lên. Cách tốt nhứt là bạn phải kiếm một cái xe kéo để bứng tận gốc nó lên.

.

178. Dây Leo

Một đứa trẻ lớn lên chẳng khác nào một dây leo đang mọc. Dây leo mọc lớn lên và tựa vào một cây khác gần đó. Dây leo không tự tạo được hình dáng của riêng mình. Nó dựa vào một cây khác để tạo nên hình dáng cho mình. Nếu nó dựa vào cây mọc thẳng đứng thì dây leo cũng mọc thẳng đứng. Nếu nó dựa vào cây có hình dáng cong queo thì dây leo cũng mang hình dáng cong queo.

Cần phải hiểu kỹ rằng trẻ con chịu ảnh hưởng bởi hành động và cử chỉ mà bạn làm chứ không phải vào lời nói mà bạn dạy. Do đó, việc tu hành của bạn không phải chỉ đem lại lợi ích cho chính bạn mà còn đem lại lợi ích cho con em bạn và cho những người quanh bạn nữa.

.

.

 

Vĩ thanh

 

Tôn giáo là hiện thức của niềm tin, những lời Phật dạy và được các bậc cao tăng truyền đạt lại, hẳn là đã chứng tỏ được giá trị qua lịch sử thực tế. Nếu quan tâm hơn, các độc giả có thể tìm gặp những bậc Trí Giả đã đạt đạo hạnh cao thâm (như Phật tử LPV này), sẽ có thể được giảng giải rõ hơn.

Còn ở đây người viết chỉ cảm thấy các mẩu chuyện hay ho và có thể học được chút ít nên cũng chia sẻ một tí gọi là, mong là nói ít hiểu nhiều ;-) .

.

“Lời ít, ý nhiều” – thường là chuyện để kể, chứ ít khi gặp trong thực tế. Nói cách khác, là unbelievable :D .

“Lời nhiều, ý nhiều” – thường gặp hạn chế về mặt thời gian, khó có thể có sự thuyết phục – nên nếu ban đầu có một ít phàn nàn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý.

“Lời nhiều, ý ít” – thường không mang lại nhiều kết quả tốt, trừ một vài ngoại lệ như những ngôi sao muốn refresh tên tuổi.

“Lời ít, ý ít” – cái này khó, miễn bàn tốt xấu. Ai làm được thì hoặc là được xem là “ba phải” hoặc được xem là “giữ kẽ” (kín tiếng).

“Lời không, ý nhiều” – cái này gọi là wanted mind-readers. Thông thường gọi là “không lời” thì cũng nên có vài “hint” gì đó cho đúng người nghe, nếu không sẽ gây mixed-feeling , dễ dẫn tới tai tiếng (VD: “độc đoán gián tiếp”) .

.

Câu chuyện triết gia hỏi Phật của Osho cũng là một ví dụ điển hình cho việc lời ít, ý ít, bàn nhiều, diễn giải nhiều, phi thực tế ;-) .

 

.

 

 

 

.

 

./.

 

.

 

 

About DucQuoc.wordpress.com

A coder, content creator, and a proud father of 2 princesses.
This entry was posted in Reading, Skill. Bookmark the permalink.

2 Responses to Demi-god Stories 3

  1. Pingback: Demi-god Stories 5 | DucQuoc's Blog

  2. Pingback: Reasons Save the World | DucQuoc's Blog

Leave a comment