Selective Info – Fake News

"Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật."

Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật.

Một trong những chủ đề được nói đến nhiều nhất trong năm 2018 là “Fake News” – theo https://hackernoon.com/2018-in-review-8-most-talked-about-in-tech-e6a60df7f838 .

Đây là nguồn cảm hứng để tôi viết bài này (về “MisInformation” , và có thể thành series Selective Info về chọn lọc thông tin trên mạng xã hội, mạng máy tính (báo điện tử, etc…) .

Đầu tiên là một mẩu chuyện cứ 1 vài quãng thời gian lại được chia sẻ trên mạng xã hội FB:

>>

Nếu gặp cướp ép bạn vào máy ATM bắt bạn rút tiền, bạn không nên phản kháng, vì bạn không biết được hắn có thể làm gì với bạn. Việc bạn nên làm là hãy nhập mã số PIN của bạn theo chiều ngược lại.

Ví dụ: nếu mã số PIN của bạn là 1234 thì bạn hãy ấn 4321. Khi bạn ấn ngược mã số PIN, số tiền trên vẫn sẽ chạy ra, nhưng khi ra được 1 nửa thì sẽ dừng lại, đồng thời sẽ gửi thông báo đến cho công an!

Mỗi máy ATM đều có chương trình này, nó được tạo ra nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho bạn và giúp bạn thông báo cho công an. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều biết có chương trình này!

Hy vọng mọi người hãy chia sẻ thông tin này đến bạn bè, phòng khi gặp lúc cần thiết có thể giúp được bản thân và bạn bè.

>>

Ý tưởng chia sẻ hiển nhiên là tốt, thiện ý. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì mẩu chuyện trên sẽ có điểm chưa hợp lý: nếu mật khẩu ATM là “111111” hoặc “123321” thì sao?

Từ đó ta có thể thử nghiệm đổi mật khẩu ATM để xem có thật sự máy ATM “thông minh” đến như vậy không. Chức năng máy ATM đa số không có báo động tự động tới công an – nếu có thì là nhân viên bảo vệ (hoặc người lương thiện) gần đó thấy quá khả nghi nên ra tay nghĩa hiệp (tác giả đang sử dụng một password đối xứng).

Suy nghĩ kỹ hơn, người được lợi trong câu chuyện này, có lẽ là “kẻ cướp” – có thêm thông tin để lấy tài sản của bạn (suy đoán từ thông tin bạn cung cấp). Nên , khi đã có kinh nghiệm về mis-information như vậy, kẻ gian lại có thể chủ động tung tin fake news, để làm nhập nhằng  (vague / ambiguous) thông tin nhằm kiếm lợi bất chính.

Hoặc cũng có thể để chạy tội, né trách nhiệm, thậm chí đùn đẩy sang người ngay – khi bị cơ quan chức năng “sờ gáy”.

* Tham khảo (tiếng Việt):

https://tuoitre.vn/co-the-bam-nguoc-ma-pin-atm-de-chong-cuop-20180406203351205.htm

http://genk.vn/trung-quoc-cong-bo-phat-thanh-vien-ao-chay-bang-tri-tue-nhan-tao-dau-tien-tren-the-gioi-nhin-khong-khac-gi-nguoi-that-20181108223327421.chn

* Tham khảo (tiếng Anh):

//medium.com/@hollymihelic/why-being-selective-on-social-media-seriously-matters-4c4581828034

>>

In her book, White Hot Truth, Danielle LaPorte said it perfectly:

The self-help space has become another form of entertainment and, in too many cases, the loudest voices are the ones being listened to. So many consumers are mistaking volume for wisdom.

We are in the era of Fake News and Fake Woo’s. It’s SO important to be conscious of whom you’re getting advice from.

>>

./.

About DucQuoc.wordpress.com

A coder, content creator, and a proud father of 2 princesses.
This entry was posted in CriticalThinking, CupidPolitics, Skill. Bookmark the permalink.

5 Responses to Selective Info – Fake News

  1. Tình huống về ATM ở trên rất ít xảy ra, nên thông tin ở trên tuy “vu vơ” nhưng cũng ít khi được làm rõ, đính chính.
    Dù sao đi nữa thì nếu thật sự lo ngại về an ninh, và muốn chia sẻ những thông tin cảnh giác, hướng dẫn + mẹo để tránh lừa đảo, cướp, trộm, … thì có thể xem những tip thưc sự ở các chương trình truyền hình:

    + HTV9 giờ trưa các ngày T2-T6 (~ 12h): CHUYỆN TRƯA 12 GIỜ
    + HTV7 giờ chiều CN (~16h – sau “Bạn Muốn Hẹn Hò”): PHÚT GIÂY CẢNH GIÁC

    (báo CA TP.HCM cũng là 1 tờ báo hữu ích về mặt này http://congan.com.vn/ ) .

  2. Pingback: Pretty Woman 30 | DucQuoc's Blog

  3. Pingback: BREAD better CRUD | DucQuoc's Blog

  4. Pingback: Vietnam Coast Guard rehearsal | DucQuoc's Blog

  5. Pingback: Gmail Schedule Action | DucQuoc's Blog

Leave a comment