Demi-god Stories 6

 

DiHoaTiepMoc_Pic1

Tách trà

Một vị giáo sư của một trường đại học danh tiếng đến tìm gặp Thiền sư vì đã được nghe nói về trí tuệ cũng phẩm hạnh cao quý của ngài. Để chứng tỏ bản thân với Thiền sư, ông ta giới thiệu một cách đầy tự hào về tất cả các danh hiệu, bằng cấp mà ông ta đã đạt được trong suốt những năm dài vất vả học tập và làm việc. Sau đó, vị giáo sư nói lí do của chuyến viếng thăm, đó là muốn tìm hiểu tất cả những trí tuệ của Thiền.

Thay vì đưa ra lời giải đáp, Thiền sư mời ông ta ngồi xuống và pha một ấm trà. Ngài rót cho giáo sư một chén trà và khi đầy chén, ngài vẫn tiếp tục rót. Vị giáo sư nhìn nước trà tràn ra bàn cho đến khi không nhịn được nữa, bèn lên tiếng: “Trà đã đầy tràn rồi, không thêm được nữa đâu!“. Bấy giờ, Thiền sư mới thong thả đặt ấm trà xuống và nói: “ Thì cũng như chén trà này, ông mang đầy những tư kiến và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không tự làm cạn cái chén của mình.

 

.

Câu chuyện này dạy cho chúng ta rằng: Với một tâm trí đầy những thành kiến, những suy nghĩ bảo thủ, chúng ta không thể học hỏi, tiếp thu những tri thức mới, những triết lý cao đẹp ở đời. Thể hiện một thái độ khiêm cung, dẹp bỏ sự chấp ngã là chúng ta đang tự làm cạn những chiếc chén tâm hồn của mình.

 

.

 

 

 

Qua sông

Có một vị Hòa thượng già dẫn theo một tiểu Hòa thượng đi thỉnh kinh. Trên đường đi, họ gặp một con sông nước chảy xiết. Bên bờ sông là một người phụ nữ trẻ đẹp, vẻ mặt lo lắng vì cây cầu gần nhất bắc qua sông đã bị gãy. Cô đang rất muốn sang sông nhưng lại không dám lội xuống dòng nước xiết.

Không chút đắn đo, lão Hòa thượng đã chủ động cõng người phụ nữ đó và đặt cô sang bờ bên kia rồi tiếp tục cùng tiểu Hòa thượng lên đường. Chứng kiến việc ấy, chú tiểu cứ lăn tăn mãi. Chú biết nhà sư không được phép đụng chạm nữ giới, nên trong tâm chú khó chịu vì cho rằng thầy mình đã vi phạm giới luật nhưng lại không dám hỏi.

Vừa đi vừa nghĩ, cuối cùng, không kìm được nữa, tiểu Hòa thượng nói: “ Sư phụ, người phạm giới rồi, sao người có thể cõng một cô gái qua sông?” Khi lão Hòa thượng nghe xong lý do khiến chú tiểu bực bội thì bật cười. Thầy nói “Ta đã đặt cô ấy xuống từ lâu rồi, còn con đi một đoạn đường dài như vậy mà con vẫn cõng cô ta sao?”

 

.

Câu trả lời của lão Hòa thượng giúp chúng ta hiểu rằng: Đôi khi chúng ta mang theo gánh nặng quá khứ với những cảm xúc bực bội, tội lỗi cùng oán giận. Và thậm chí chúng ta còn cố làm cho nó nặng nề hơn nhiều so với thực tế. Bằng cách chấp nhận rằng những cảm xúc mạnh đó không hoàn toàn là cuộc sống hiện tại của mình và học cách buông bỏ, chúng ta có thể giảm bớt áp lực cho bản thân và những người xung quanh.

 

.

 

 

 

 

Tìm kim

Vào một buổi chiều muộn, trong một cái ngõ nọ, người ta trông thấy một bà cụ già dáng vẻ gầy yếu. Dường như bà làm mất thứ gì đó và đang đi tìm. “Tôi đang tìm cây kim”, bà cụ nói. Tất cả những người ở đó bắt đầu tìm kim với bà.

Sau một hồi tìm kiếm mà không thấy, mọi người dần mất kiên nhẫn rồi hỏi bà cụ: “Đường thì dài còn kim thì rất nhỏ, chính xác là bà đánh rơi kim ở chỗ nào?

Bên trong nhà tôi” – bà cụ nói. Nghe thấy vậy, có người bực mình gắt lên:

Bà bị lẫn à! Nếu bà đánh rơi kim trong nhà, tại sao bà lại đi tìm ngoài này?

Bà già thủng thẳng trả lời: “Bởi vì ngoài này có nắng, còn trong nhà thì không có” 

 

.

Câu chuyện thứ tư nhắc nhở chúng ta rằng: nhiều lần vì thuận tiện, chúng ta đi tìm những giá trị bên ngoài trong khi nó thực sự được tìm thấy ở bên trong. Tại sao chúng ta tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài chính bản thân mình?  Có phải vì chúng ta đã làm mất ở đó?

 

.

 

 

 

Ngón tay chỉ mặt trăng

Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:

– Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.

Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:

– Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.

– Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? – Jincang rất ngạc nhiên.

Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp: – Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?

 

.

Lời bình

Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.

 

.

 

 

 

Sống trong hiện tại

 

Phật hỏi đệ tử:

– Cuộc sống người ta được bao nhiêu?

Các đệ tử thay nhau trả lời:

– 80 năm.

– Sai.

– 70 năm.

– Còn sai.

– 60 năm.

– Sai.

– Vậy người ta sống bao lâu?

Phật mỉm cười đáp

– Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.

 

.

 

Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.

 

.

 

 

 

 

Phật tại gia

Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:

– Cậu đi đâu đấy?

– Tôi đi cầu Bồ Tát.

– Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?

– Tìm Phật ở đâu bây giờ?

– Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.

Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.

 

.

Lời bình

Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.

 

 

 

./.

 

(Source: phatgiao.org.vn , ThuVienHoaSen.org, TrenDuongHocPhat FPage )

 

 

 

 

 

 

 

./.

 

About DucQuoc.wordpress.com

A brother, husband and father...
This entry was posted in CriticalThinking, Reading, Wisdom. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s