The Peter principle

 

Nguyên lý Peter là một nguyên lý về competency và promotion của employees – trên cơ sở là môi trường làm việc thông thường và (hầu như) không bị ảnh hưởng bởi office politics hoặc các tricks & relationships .

Nguyên lý này đã được nhiều người quan sát, nhưng chính thức được tiến sĩ  Laurence J. Peter nêu lên trong quyển sách “The Peter principle” – 1969 của ông. Có thể hiểu như sau:

“Các nhân viên (employees) có xu hướng được trao thêm quyền hạn cho tới mức mà họ không thể tiếp tục làm việc hiệu quả được nữa” .

Có thể phát biểu một cách đơn giản (và tiêu cực hơn) là: “Employees tend to rise to their level of incompetence.

Điều này mới nghe thì có vẻ phi lý, nhưng theo quan sát của cá nhân tôi thì rất đúng. Và nếu môi trường càng ít politics thì nguyên lý trên càng chính xác.

Như vậy có nghĩa là công việc đa phần được làm bởi những người chưa tới mức giới hạn khả năng của họ. Nếu nhìn nhận một cách tiêu cực hơn thì ta sẽ có tiến về một hệ quả có vẻ nghịch lý, còn được gọi là nguyên lý Dilbert (được nêu ra khá lâu sau Peter – khoảng 1995/1996) :

“Companies tend to systematically promote their least-competent employees to management (generally middle management)”

Có thể giải thích như thế nào về điều này?

Nguyên lý Peter, có thể hiểu là một quy luật khách quan về tiêu dùng tài nguyên. Bạn hãy thử hình dung trường hợp như một Computer sẽ được chạy nhiều chương trình – đa ứng dụng mãi tới khi người dùng cảm thấy chậm chạp. Nếu được nâng cấp tài nguyên, máy sẽ chạy nhanh hơn, nhưng dần dần người dùng lại chạy nhiều ứng dụng hơn hoặc chứa nhiều dữ liệu hơn – một cách tự nhiên. Và cứ thế cho tới khi hết khả năng nâng cấp tài nguyên và người dùng bắt đầu cảm thấy ì ạch, có thể bắt đầu phàn nàn nữa :D .

Về nguyên lý Dilbert thì cách giải thích có vẻ hơi khác hơn. Tôi đã nghe được một số cách giải thích thú vị (và bất ngờ) từ những người bạn chuyên về kinh tế. Nhưng ở đây tôi sẽ không diễn giải về nó , hehe . Tôi đã từng đăng ký học một course về kinh tế để học hỏi chính các điều đó , và cho tới nay thì vẫn thấy đó là một quyết định đúng đắn.

Bạn nào giải thích được nguyên lý Dilbert , chắc cũng sẽ có câu trả lời hợp lý cho 2 câu hỏi dưới đây (là 2 câu hỏi mà trước đây tôi cũng nhiều lần ngạc nhiên khi nghe câu trả lời của các bạn kinh tế) :

1/ Vì sao người phỏng vấn ở các công ty lớn lại hỏi ứng viên các câu hỏi dạng Brain-teaser trong buổi phỏng vấn ?

2/ (Software industry) Vì sao tiền lương của người phân tích nghiệp vụ (BA) lại thường cao hơn tiền lương của người kiểm tra chất lượng (QA) ; -) ?

 

.

 

Have fun.

 

./.

 

About DucQuoc.wordpress.com

A brother, husband and father...
This entry was posted in CupidPolitics, Marketing, Reading. Bookmark the permalink.

7 Responses to The Peter principle

  1. Pingback: Books on leadership | DucQuoc's Blog

  2. Pingback: Ramp-up explained | DucQuoc's Blog

  3. Pingback: Report and numbers | DucQuoc's Blog

  4. Pingback: Personal Review 2012 | DucQuoc's Blog

  5. Pingback: Quotes – Du học sinh: Về hay ở | DucQuoc's Blog

  6. Pingback: Nghiet Nga 30 T20 | DucQuoc's Blog

  7. Pingback: Nghiet Nga 30 L1 | DucQuoc's Blog

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s