Cognitive bias traps

Trong một bài viết về productivity tôi đã có đề cập đến hiệu ứng Dunning-Kruger :  “Chính sự kém cỏi của một người lại làm cho họ không nhận thấy năng lực của người khác và sự kém cỏi của mình“, trong hiệu ứng có 1 phần nêu lên sự thiên vị nhận thức (cognitive bias) .

“Những người thiếu năng lực nhất là những người tự cho mình là vượt trội nhất và những người thực sự hiểu vấn đề thì lại không tự đánh giá mình cao như thế.”

http://bloghoctap.com/bai-viet-khac/hieu-ung-dunning-kruger.html

http://buratinodl.wordpress.com/2011/10/12/thieu-nang-luc-va-hieu-ung-dunning-kruger/

http://forum.ipl.edu.vn/showthread.php?t=5776

http://www.dkons.vn/Bai-hoc-marketing-tu-chuong-trinh-American-Idol-59-dkons.html

Để khắc phục được các dạng bias này, mỗi người phải có sự tự nhận xét khách quan, mà trong đó quan trọng là lòng can đảm (courage) . Đây là điều gây rất nhiều hứng thú đối với tôi, và vì thế tôi quyết định thử tìm tòi thêm vài dạng nữa xem sao.

 

.

Cụ thể hơn, là các dạng sau đây:

+ Bandwagon effect (hiệu ứng đoàn xe)

+ Attribute effect (hiệu ứng quy kết)

+ Narrative fallacy (ảo tưởng tường thuật)

+ Confirmation bias (thiên kiến xác nhận)

.

Để bớt khô khan, chúng ta sẽ xem xét hiệu ứng BandWagon qua câu chuyện minh họa nổi tiếng: 5 con khỉ và nải chuối !

>>

.

Một số nhà khoa học làm thí nghiệm, nhốt năm con khỉ trong một cái chuồng, trong chuồng là một cái thang và trên đỉnh của nó là nải chuối.

DucQuoc BandWagon1

 

.

Mỗi khi có một con khỉ leo lên thang, các nhà khoa học lại xịt nước lạnh lên những con còn lại.

DucQuoc BandWagon2

 

.

Sau một thời gian, hễ có con khỉ nào leo lên thang sẽ bị các con còn lại đánh.

DucQuoc BandWagon3

 

.

Lại sau một thời gian, không còn con khỉ nào leo thang nữa bất chấp sự cám dỗ của nải chuối.

DucQuoc BandWagon4

 

.

Các nhà khoa học quyết định thay một con khỉ trong đám bằng một con mới. Điều đầu tiên con khỉ này làm là leo lên thang, và ngay lập tức bị đám khỉ còn lại vây đánh. Sau nhiều lần ăn đòn, con khỉ mới học được rằng không nên leo lên thang nếu không muốn bị đánh, dù rằng chẳng hiểu vì sao.

DucQuoc BandWagon5

 

.

Thêm một con khỉ nữa được thay thế, và sự việc tương tự lại diễn ra. Thậm chí con khỉ bị thay vào thứ nhất cũng tham gia vào việc đánh hội đồng con khỉ thay vào thứ hai. Cứ thế, cứ thế… mọi việc diễn ra tương tự cho đến khi thay hết cả năm con khỉ.

DucQuoc BandWagon6

 

.

Chúng cứ tiếp tục đánh những con khỉ nào muốn leo lên thang cho dù chúng chưa hề bị xịt nước lạnh lần nào.

DucQuoc BandWagon7

 

.

Nếu có thể hỏi những con khỉ này vì sao lại đánh những con khỉ cố leo lên thang, thì chắc câu trả lời sẽ là “Tôi không biết, đó là cách vẫn làm hàng ngày ở đây thôi mà” . 

Nghe câu này quen quen không? ;-) 

DucQuoc BandWagon8

>>

 

.

 

.

Well, qua câu chuyện trên thì có lẽ mỗi người nghe có thể rút ra ý nghĩa riêng cho mình :-) .

Còn về hiệu ứng đoàn xe thì có thể hiểu đại khái như thế này: một người có khuynh hướng làm theo (hay tin theo) một việc có nhiều người làm (hay tin) dù chẳng hiểu vì sao.

 

.

 

.

Solutions for “5 monkeys, 1 ladder with bananas” ?

OK, để “1 con khỉ mới được thay vào” ( X ) có thể giải quyết vấn đề bầy khỉ trên, theo tôi thì có ít nhất là 3 hướng, tạm gọi tên là Vương Đạo, Đại Đạo, và Bá Đạo .

+ Vương đạo : X sẽ thuyết phục 4 monkeys kia để chấp nhận cho X lên thang và đem nải chuối xuống, bằng cách nào đó.

VD: “Hãy để tôi thử để tìm nguyên nhân vì sao, tôi sẽ tự lo mọi rủi ro“, hoặc “sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có bất kỳ sự cố gì xảy ra với các anh vì việc này” , hoặc “khi lấy được chuối xuống sẽ chia đều“, etc . . .

==> Tuy nhiên, khả năng thành công cho phương án này khá thấp. Chỉ được trong trường hợp cả 4 chú khỉ còn lại đều ít tham lam và không ganh tỵ, kèn cựa lẫn nhau; và X có kỹ năng thuyết phục khá.

+ Đại đạo : X âm thầm chuẩn bị, điều nghiên tình hình 4 anh kia và tính toán thời gian; sau đó canh thời điểm sao cho leo lên thật bất ngờ và chộp chuối đem xuống!

==> Cách này khó ở chỗ phải có can đảmkhả năng chạy thật nhanh, đồng thời khi lấy được nải chuối rồi còn phải chạy vòng vòng (hoặc chịu đòn) đủ lâu để giữ nải chuối cho đến khi bầy khỉ còn lại nhận ra đó chỉ là chuyện nhỏ , ko có tác hại gì đáng kể . . .

Theo cá nhân tôi cách này thường là hiệu quả thực tế nhất :D .

+ Bá đạo : X sẽ trấn áp cả 4 còn lại trước khi lấy nải chuối ! Để đánh bại cả 4 thì ít ra X cũng phải mạnh gấp 1.5 lần trung bình của 4 chú kia, nên cách này không hẳn là luôn khả thi (tôi cũng không khuyến khích bạo lực). Theo quan điểm cá nhân tôi thì cách này cũng có cùng độ khó với cách đầu tiên (VĐ) , nếu biết vận dụng.

Có vài cách vẫn hướng Bá Đạo nhưng ôn hòa hơn, VD: dọa dẫm “3 chú kia đã đồng ý rồi, chú là người duy nhất còn lại phản đối hay sao?” , hoặc phong từng chú thành “Tiểu tướng” Hồng Vệ Binh rồi tạo dư luận để loại bỏ kình địch, hoặc bỏ thuốc cho cả 4 bị tiêu chảy liên tục, etc. . .

 

 

.

 

.

Perhaps it’s enough for the day ?

I’ll mention the 3 other biases in another post :-)

 

.

 

./.

 

 

About DucQuoc.wordpress.com

A brother, husband and father...
This entry was posted in Feeling, Marketing. Bookmark the permalink.

13 Responses to Cognitive bias traps

  1. Có bạn hỏi bài viết này từ đâu, thế thì trình bày luôn vậy. Nguồn gốc ban đầu từ 1 vài sự kiện ở chỗ làm, đồng thời đọc được bài viết về định kiến của Nguyễn Ngọc Tư, tớ mới vào Google copy câu chuyện “5 monkeys” này về làm thành 1 bài, hehe …

    “…
    Có lần đi xem mắt một người giúp việc giùm bạn, lúc về mình chỉ nhận xét cụt ngủn, “có sơn móng tay”. Bốn chữ đó làm cơ hội làm việc của chị kia vụt tắt. Một người sơn móng tay thì có chịu được lam lũ không, và lam lũ nghèo túng sao lại sơn móng tay, là ý nghĩ bọn mình gặp nhau ở chỗ : sơn móng tay là đặc ân của người nhàn hạ, sao chị ta có thể… Và đôi khi cảm thấy khó khăn khi đối thoại với người có màu son chói, hoặc cổ áo trễ tràng, hoặc giọng nói lanh lảnh cao, hoặc cái cười the thé… mình tự hỏi, cái gì đang ngăn cản, đang che mắt, đang trì níu ?

    Mà định kiến có đáng tin đâu, nhiều lần nó đã nhiều lần phản bội mình. Gần nhất là đi lạc đường, hỏi một anh hầm hố chằng chịt hình xăm trên người và anh nở nụ cười nhăn nhở nói đi Vĩnh Xương thì đi hướng kia. Mình không tin, chui vào một con đường bị mưa bao phủ, lúc quay lại ngã ba đó ướt như chuột lột, thấy anh nọ vẫn ngồi chéo nguẩy uống cà phê, miệng ứa ra nụ cười ta đây tha thứ cho tha nhân đấy.
    …”

    (Những hạt mầm định kiến – Nguyễn Ngọc Tư)

  2. Pingback: Free lunch paradox | DucQuoc's Blog

  3. Bai hoc tu American Idol? Not necessary, we have “Vietnam’s Got Talent” :

    Sing (English) : http://www.youtube.com/watch?v=MRfHsow1nqA

    Dance : http://www.youtube.com/watch?v=zscuEKrYhkc

    Act (drama) : http://www.youtube.com/watch?v=K0B6rpXkdzE

    no comment : http://www.youtube.com/watch?v=EPMVkt6SWPw

    !

  4. VIetnam’s Idol luôn là cuộc thi có nhiều thí sinh có lòng tự tin cao độ . Mình thích xem vòng loại hơn là vòng chung kết cũng vì lý do này =)) .
    Có vẻ thí sinh năm 2011 tự tin thí sinh năm 2010, và 2012 thì lại hơn cả 2011 .

    “… em quyết tâm giành giải nhất VN Idol với một mục đích bình thường nhỏ bé thôi, bởi 600 triệu nó không là gì cả…”
    “… em tin chắc chắn em phải được giải nhất.
    – Chắc chắn ?
    – Chắc Chắn !
    – Nếu như không thì sao?
    – Nếu như không thì có nghĩa là: phải xem lại ban giám khảo ! ”

    “em tu tại gia, chỉ làm Bồ Tát thôi, chứ không làm Phật!”

    Khá ư là vui tính =)

  5. Pingback: qh2011e4cfl

  6. Pingback: Avira Temp Place | DucQuoc's Blog

  7. Pingback: Sang Tao III | DucQuoc's Blog

  8. Vietnam Idol 2013 , quite examples of “Dunning Kruger” effect =))

  9. Pingback: Learning code online | DucQuoc's Blog

  10. Pingback: Nghiet Nga 30 T20 | DucQuoc's Blog

  11. Pingback: Oracle JavaSE alternatives | DucQuoc's Blog

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s